Về cơ chế kinh doanh than.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hóa ở việt nam-vận dụng vào ngành than (Trang 39 - 43)

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

4. Về cơ chế kinh doanh than.

Để sản xuất phát triển bền vững, ngành Than cần được Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh sòng phẳng. Trong quản lý kinh tế, đối với ngành than, nhà nước đã cho phép thị trường hoá đầu vào nhưng mội phần đầu ra vẫn bị không chế. Chỉ tính riêng năm 1996, do giá bán điện tăng thêm 50 đ/kw, ngành khai thác than đã tăng chi phí (giảm lãi, tăng lỗ) hơn 5 tỷ đồng. Tương tự, việc tăng giá gỗ chống lò, tăng giá xăng dầu…cũng đã làm tăng chi phí đầu vào của ngành than hàng chục tỷ đồng. Việc tiếp tục tăng giá điện sẽ là một đòi hỏi khách quan phải tăng giá than cấp cho điện để cân đối giữa đầu vào và đầu ra của ngành than.

Còng nh ngành điện, các hộ dùng than lớn nói chung đều đã được phép bàn sản phẩm của mình theo mặt bằng giá thế giới, trong khi đó vẫn được mua than theo giá nội địa. Nh vậy có thể nói, trong thời gian qua ngành than đã phải gánh chịu lỗ cho các ngành khác.

Mặc dù cho đến nay, trên thị trường tiêu dùng than ở Việt Nam, chưa có loại than nhập khẩu nào có thể cạnh tranh với than sản xuất trong nước. Nhưng ngành than vẫn lâm vào tình trạng kém hiệu quả, không cân đối được tài chính…Nguyên nhân chủ yếu là do có sự khống chế giá bán than trong nước, nên lợi nhuận của ngành than đã mội phần được chuyển sang thành hiệu quả chung của xã hội và thành hiệu quả kinh tế riêng (lợi nhuận) của các ngành có nhu cầu sử dụng than lớn như điện, xi măng, đạm, giấy.

Tương tự nh ở các nước khác, trong quá khứ cũng nh hiện nay, và trong tương lai, ngành điện là hộ tiêu thụ than lớn nhất của ngành than. Từ trước tới nay, hiệu quả kinh tế của ngành than luôn phụ thuộc cơ bản vào hiệu quả kinh tề của ngành điện. Chỉ tính riêng năm 2000, nếu so với xuất khẩu, việc cấp than cho điện đã làm thiệt 75 tỷ đồng. Còn so với nhập khẩu than để phát điện, việc dùng than trong nước đã làm lợi cho ngành điện 300 tỷ đồng.

Trong cơ cấu giá điện hiện nay có tỷ trọng lớn của nguồn thuỷ điện rẻ tiền. Trong ngành điện, khả năng cạnh tranh còng nh hiệu quả của các nguồn điện chạy than sẽ không rõ ràng nếu không có cơ chế phù hợp về giá điện, trong đó tách riêng giá thuỷ điện, giá nhiệt điện chạy khí đốt và nhiệt điện chạy than.

Ngoài ra trong khi nhà nước không chế giá bán than cho điện, nhưng những đầu tư của nhà nước cho ngành than với tư cách là một ngành cung cấp nhiên liệu cho ngành điện lại không tương xứng với mức đầu tư cho ngành điện. Hậu quả mà hiện nay đã có thể nhìn thấy trước là trong tương lai sẽ không thể cân đối đủ than cho phát điện ở Việt Nam. Điều này đã được Tổng công ty Điện lực Việt Nam khảng định trong Tổng sơ đồ phát triển Điện giai đoạn đến năm 2000 và dự báo đến 2005 mà nhà nước vừa thông qua.

Cũng để khắc phục tình trạng mất cân đối về năng lượng trong tương lai và để tận dụng triệt để nguồn tài nguyên than có hạn. Tổng công ty Than cần huy đông vào khai thác cả các nguồn than có nhiệt lượng thấp. Chi phí khai thác các nguồn than này không nhỏ hơn so với khai thác các nguồn than tốt. Trong khi đó công nghệ sử dụng than xấu đòi hỏi vốn đầu tư cao hơn, giá thành nhiệt điện chạy than xấu sẽ lớn hơn.

Để giải quyết các mâu thuẫu trên, đề nghị nhà nước xem xét tạo ra các điều kiện kinh doanh bình đẳng khách quan trên cơ sở công bằng về vấn đề định giá than cho điện và giá điện chạy than. Cụ thể nh sau:

• Giá bán than cho nhiệt điện cho phép tăng theo tỷ lệ tăng giá điện và cho phép thị trường hoá ( Tổng Công ty Than và Tổng Công ty Điện lực cùng thoả thuận

nh các doanh nghiệp khác). để khuyến khích ngành than tham gia cạnh tranh quốc tế, Nhà nước chỉ khống chế mức giá trần(cao nhất) không còn thấp hơn giá than nhập khẩu (giá CIF).

• Trong trường hợp cần khống chế giá điện, và để bảo hộ ngành công nghiệp than trong nước, nhà nước sẽ điều tiết từ lợi nhuần của ngành điện và các ngành khác để trợ giá cho sản phẩm than nội địa cấp cho điện( như các nước Nhật, Pháp, Đức vẫn thực hiện).

• Cho áp dụng cơ chế: giá bán điện của các nhà máy nhiệt điện chạy than được xác định sao cho ngành điện không bị lỗ hoặc có mức lãi thấp nhằm thúc đẩy nước ngoài và ngành than cùng các ngành kinh tế khác đầu tư vào xây dựng thêm nguồn điện, trong lúc nhà nước thiếu vốn đầu tư.

• Trong đó, giá nhiệt điện chạy than xấu được xác định công bằng so với giá nhiệt điện chạy than tốt. Cho phép các nhà máy nhiệt điện chạy than xấu của Tổng công ty Than bán điện với giá cạnh tranh bình đẳng có lợi cho nhà nước (cao hơn giá nhiệt điện chạy than tốt nhưng thấp hơn giá nhiệt điện chạy diesel) .

5.Về phát triển kinh doanh đa ngành, tạo công ăn việc làm.

Cũng cố và duy trì nguồn lực lao động trong ngành than hiện nay là một bài toán phức tạp và có nhiều mâu thuẫn. Trước hết, việc thực hiện cơ giới hoá và hiện đại hoá các công đoạn khai thác sẽ dẫn đến tăng lực lượng lao động dư thừa vốn đang rất lớn của ngành than, sẽ không có cải thiện đáng kể về năng suất lao động.Cùng với việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong ngành than, sức Ðp về lao động ngày càng tăng. Hiện nay một số lượng lớn công nhân mỏ (khoảng 3000 người) thuộc các vùng biên giới Lạng Sơn, Thái Nguyên đang có nguy cơ mất việc làm, không có thu nhập.

Vì vậy, nhằm giải quyết một phần khó khăn trên và tạo điều kiện duy trì và phát triển đội ngũ giai cấp công nhân mỏ, đề nghị Nhà nước có chính sách cho phép người thợ mỏ được sử dụng thành quả lao động của mình tiếp tục tạo ra thêm sản

phẩm có Ých cho xã hội để ổn định việc làm và tạo ra thu nhập cho bản thân. Cụ thể là đề nghị Nhà nước:

• Có chính sách khuyến khích người thợ mỏ tận dụng các nguồn than do chính bàn tay mình khai thác ra để tiếp tục sản xuất ra điện, xi măng, vật liệu xây dựng…phục vụ cho nền kinh tế với phương thức có cạnh tranh một cách bình đẳng.

• Cho phép và bảo lãnh cho Tổng công ty Than vay vốn, hợp tác với nước ngoài để triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than xấu ngay bên cạnh các mỏ than.

6.Về thuế và các lệ phí.

Tổng công ty Than hiện đang sử dụng một số lượng lớn than, dầu để khai thác ,vận chuyển. Phương tiện vận tải của ngành than chỉ được phép (vì trọng tải lớn) và chỉ cần (theo thiết kế quy hoạch) hoạt đọng trong phạm vi mặt bằng công nghiệp của mỏ. Việc đưa lệ phí giao thông vào giá xăng, dầu đã làm thiệt cho ngành than hàng năm hiện nay khoảng 15 tỷ. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vào khâu làm đường không được đáp ứng. Vì vậy, đề nghị Nhà nước:

• Xem xét miễn lệ phí giao thông trong giá nhiên liệu của ngành than được sử dụng nguồn kinh phí này đầu tư cho khâu làm đường mỏ.

7.Về gỗ chống lò.

Gỗ chống lò là vật tư chiến lược của sản xuất than. Mặt dù đã có chỉ thị của Bộ trưởng Lâm Nghiệp và Tổng công ty Than đã làm việc với các doanh nghiệp ngành Lâm Nghiệp, nhưng chưa có doanh nghiệp nào trong ngành Lâm Nbghiệp ký hợp đồng dài hạn cung cấp gỗ chống lò với các công ty than do thiếu nguồn dừng đảm bảo. Vì vậy, để nghị Thủ tướng Chính phủ:

• Giao cho Tổng công ty Lâm sản Việt Nam trách nhiệm cung ứng gỗ trụ mỏ theo hợp đồng dài hạn với Tổng công ty Than Việt Nam (giống nh Tổng công ty Than chịu cung ứng đủ than cho nhiệt điện, xi măng, giấy, phân bón…)

• Giao các nguồn vốn trồng rừng cho cả cán bộ công nhân viên ngành than để giải quyết việc làm, đồng thời để tham gia phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh vật vùng mỏ và cung cấp gỗ lò tại chỗ cho sản xuất than.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hóa ở việt nam-vận dụng vào ngành than (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)