2.Chiến lược công nghệ, đầu tư và sản xuất 2.1.Chiến lược phát triển theo chiều rộng.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hóa ở việt nam-vận dụng vào ngành than (Trang 30 - 33)

III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.

2.Chiến lược công nghệ, đầu tư và sản xuất 2.1.Chiến lược phát triển theo chiều rộng.

Tăng thêm năng lực sản xuất trên cơ sở có quy hoạch và áp dụng công nghệ đơn giản, phù hợp để sản xuất thêm các loại than được thị trường chấp nhận như than nhiệt lượng 3000-4500 kcal/kg, than có hàm lượng lưu huỳnh từ 1 đến 6% ở Quảng Ninh, và ở các tỉnh khác như Bắc Thái, Lạng Sơn, Tây Ninh.

Tận dụng điều kiện hạ tầng sẵn có, tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ và quản lý môi trường đưa nhanh vào khai thác và tăng dần các lộ vỉa, các mỏ than mới có quy mô nhỏ và vừa, có công nghệ thích hợp phối hợp giữa lộ thiên và hầm lò.

Trên điều kiện sẵn có của các cơ sở hạ tầng đưa nhanh vào khai thác và tăng dần sản lượng các mỏ hầm lò mới có quy mô vừa và nhỏ.

Tổ chức khai thác tận thu than cục, than nhiệt lượng thấp ở các bãi thải của mỏ, của nhà máy tuyển than Cửa Ông. Tổng sản lượng than xấu có thể và cần đạt được vào năm 2005 là 1,5-1,7 triệu tấn để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh. Mở thêm các mỏ mới hoặc khôi phục các mỏ cũ trong nội địa có qui mô nhỏ nằm gần các khu vực có nhu cầu than.

2.2.Chiến lược phát triển theo chiều sâu.

Việc phát triển theo chiều sâu chủ yếu dựa vào việc hiện đại hoá công nghệ khai thác hiện có để nâng cao năng suất thiết bị (đối với mỏ lộ thiên) và năng suất lao động (đối với mỏ hầm lò).

Việc nâng cao năng suất thiết bị khai thác lộ thiên được giải quyết theo hướng nâng cao năng suất ca máy và năng suất ngày máy của thiết bị trên cơ sở hoàn thiện công tác sản xuất và điều hành sản xuất .

Việc nâng cao năng suất lao động đối với mỏ hầm lò cần được giải quyết theo hướng cơ giới hoá và hợp lý hoá các công nghệ khai thác trên công nghệ áp dụng các công nghệ thai thác phân tầng kết hợp với cơ giới hoá từng phần các công đoạn khai thác.

• Đối với các mỏ lộ thiên: tạo ra một không gian tối thiểu cho một sản lượng tối đa trong một thời gian ngắn nhất;

• Đối với các mỏ hầm lò: coi lò chợ là tiêu điểm. Các giải pháp phát triển theo chiều sâu cần hướng tới nâng cao công suất lò chợ, tăng tốc độ đào lò, tăng cường độ khai thác của từng vỉa, khu vực, cánh, thượng.

Các mục tiêu cụ thể cần đạt được:

Trong thực tế các năm qua, năng suất tính theo giờ vận hành của các thiết bị xe máy khai thác lộ thiên không thấp hơn nhiều so với các nước. Nhưng năng suất nếu tính theo ca, theo ngày, theo năm thì ngành than Việt Nam còn rất thấp so với mức bình quân của thế giới. Điều đó cho thấy tiềm năng của việc nâng cao năng suất thiết bị xe máy năm trong công tác tổ chức sản xuất. Cần đặc biệt hoàn thiện công tác tổ chức, điều hành sản xuất để đạt được các chỉ tiêu về năng suất như sau:

Các chỉ tiêu về năng suất

thị trư ờn g

Các khâu sản xuất Mức kỷ lục Mức phấn đấu

1 Máy xóc 4-5 m3/gầu (m3/năm) 1.095.928 800.000 2 Máy khoan xoay cầu (m/năm) 46.242 35.000 2 Máy khoan xoay cầu (m/năm) 46.242 35.000 3 Máy khoan động(m/năm) 12.180 7.000 4 Vận tải ôtô HD 320 (t.km/năm) 888.896 750.000 5 Vận tải ôtô Benlaz 548 (t.km/năm) 616.183 500.000 6 Vận tải ôtô Benlaz 540 (t.km/năm) 599.436 350.000 7 Đầu tàu TY (t.km/năm) 3.523.512 2.500.000 8 Đào lò đá tiết diện < 7m2(m/năm) 610 500 9 Đào lò đá tiết diện > 7m2(m/năm) - 400 10 Đào lò than (m/năm) 1266 1000 11 Khai thác than lò chợ (t/năm) 75.784 50.000

2.3. Chiến lược đầu tư giải quyết việc làm - kinh doanh đa ngành.

Tham gia đầu tư vào các ngành công nghiệp có sử dụng than(cụm xi măng Hoành Bồ, nhiệt điện Vũ Oai, Quảng Ninh; nhiệt điện Na Dương, Lạng Sơn; nhiệt điện Nông Sơn, Quảng Nam, Đà Nẵng. ) các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà suất đầu tư thấp(sản xuất hàng tiêu dùng), đảy mạnh đầu tư vào du lịch, thương

mại và dịch vụ tại các khu du lịch mà ngành than có cơ sở. Hình thức đầu tư sẽ đa dạng, hoặc tự làm, hoặc liên doanh, hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó chú ý biện pháp tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả việc mua lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp khác,

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp chuyên môn hóa ở việt nam-vận dụng vào ngành than (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)