III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.
1.Chiến lược thị trường của Tổng Công ty Than Việt Nam.
Ngay từ đầu Tổng Công ty đã xác định “ có thị trường là có tất cả ” nên đã dày công xây dựng một chiến lược thị trường than để thông qua đó; lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than; bán tăng các sản phẩm than vào thị trường nội địa và xuất khẩu với giá cả hợp lý; nâng cao sức cạnh tranh và chuẩn bị hội nhập quốc tế.
1.1. Đặc điểm của thị trường than Việt Nam . a.Thị trường nội địa. a.Thị trường nội địa.
Nhiều năm trước đây các doanh nghiệp nhà nước và người tiêu dùng đều được sử dụng than do nhà nước phân phối theo kế hoạch với giá rẻ.Vì vậy,các hộ dùng than không chú trọng đến việc cải tiến công nghệ ,tiết kiệm than mà vẫn quen dùng than theo các định mức lạc hậu và theo tiêu chuẩn than có sẵn.
Sự lạc hậu về công nghệ và sự lệ thuộc của các cơ sở sử dụng than vào sự bao cấp của nhà nước và tín dụng theo hiệp định của nước ngoài cũng đã góp phần tạo nên tính truyền thống , bảo thủ của thị trường than nội địa. Đặc điểm này có tính tích cực là góp phần tạo ra sự ổn định và phát huy được năng lực sãn có của các mỏ,xí nghiệp và công ty than, song nó cũng góp phần làm cho giá than được định thấp và ngành than thêm trì trệ, Ýt quan tâm đổi mới công nghệ để hoàn thiện sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than .
b.Thị trường xuất khẩu .
Than antraxit Hòn Gai trước đây đã nổi tiếng ở Pháp và châu Âu vì nhiệt lượng cao ,không khói ,ít tro ,ít lưu huỳnh. Sau này trong một thời gian dài than Việt Nam Ýt được xuất khẩu . Những năm gần đây sức Ðp của sản xuất và thị trường trong nước đã tạo ra khả năng hướng ngoại của than Việt Nam ngày một mạnh hơn. Lượng than antraxit hiệ đang được mua bán hàng năm trên thị trường thế giới chỉ khoảng trên 10 triệu tấn/năm . Antraxit Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với antraxit Nam Phi và Trung Quốc nơi có điều kiện giao hàng tốt hơn lên giá CIF hấp
dẫn hơn vì vậy than Việt Nam chiếm khoảng 30% thị trường antraxit thế giới là một việc không dễ dàng.
1.2.Chiến lược thị trường của Tổng Công Ty Than Việt Nam . a.Tôn trọng quy luật cung-cầu.
Xuất phát từ những đặc điểm dã nêu trên , chính sách thị trường của Than Việt
Nam là thoả mãn có điều chỉnh các nhu cầu về than trong nước và ngoài nước theo hướng tiệm cận giá bán than với giá trị sử dụng của than.
Việc điều chỉnh của nhu cầu thị trường về than rất phức tạp đòi hỏi phải luôn luôn chú ý đến quan hệ cung-cầu . Giải quyết tối ưu mối quan hệ cung- cầu sẽ luôn luôn là vấn đề trung tâm của chiến lược thị trường.
Trong thời gian trước mắt 2001-2005 khi nhu cầu sử dụng than trong nước chưa tăng nhiều cần mở rộng thị trường ngoài nước , xác định giá bán FOB hợp lý để đẩy mạnh xuất khẩu các chủng loại than tốt đồng thời mở rộng thị trường để xuất khẩu cả các loại than cám số 5 và số 6 nhằm tạo ra quan hệ cung-cầu có lợi cho việc điều chỉnh giá bán tại thị trường trong nước , thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm chuẩn bị cho năm 2010 và sau năm 2010.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu than vùng Hòn Gai, Cẩm Phả Quảng Ninh (đặc biệt là cám 5 và cám 6) sẽ gián tiếp thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường cho các mỏ than vùng nội địa (Núi Hồng, Khánh Hoà, Nông Sơn và Uông Bí).
Cần từng bước tạo ra và khuyến khích phát triển thị trường sử dụng than xấu, theo hướng sử dụng các chủng loại than xấu ở các khu vực gần mỏ. Hướng phát triển này không chỉ có ý nghĩa với vùng than Quảng Ninh mà đặc biệt có ý nghĩa với vùng than Bắc Thái, Lạng Sơn, các mỏ khác phân tán ở các tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp và có chính sách khuyến khích khai thác và sử dụng than từ các mỏ nhỏ phân tán tại các địa phương sẽ làm giảm giá thành sản phẩm của các ngành công nghiệp khác, giảm bớt căng thẳng về vận tải và góp phần phát triển kinh tế miền núi.
Việc xác định giá bán than luôn phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu và “khả năng chịu đựng” của các hộ sử dụng than trong nước cũng nh ngoài nước. Vì vậy không chỉ căn cứ vào chi phí sản xuất than để xác định giá bán. Giá bán than được xác định ở mức phù hợp với cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng nhằm đảm bảo đúng tinh thần ngành than Việt Nam cùng phát triển với các ngành công nghiệp khác. Đồng thời cũng cần tuyên truyền làm rõ để các hộ dùng than và xã hội hiểu đúng sqự nặng nhọc, tốn kém của công nghệ sản xuất than, khắc phục tâm lý “đào lên mà bán cũng lỗ” và xoá bỏ thói quen sử dụng than giá rẻ thấp hơn giá trị gây ra lãng phí.
Giá bán than trong giai đoạn 2001-2005 sẽ được xác định theo hướng:
• Giá xuất khẩu (FOB) sẽ tăng theo mức nhỏ và khôi phục dần giá bán đã được thiết lập vào năm 2000, chó ý ưu tiên và có ưu đãi cho khách hàng truyền thống, khách hàng lớn để họ yên tâm hoàn thiện công nghệ sử dụng than Việt Nam (trong đó khuyến khích dùng than sè 9 cho xi măng ở Nhật, và số 11 cho điện ở Nam Trung Quốc).
• Giá than nội địa sẽ được điều chỉnh trên cơ sở có chính sách về khách hàng cụ thể và theo hướng tăng dần để tiệm cận với giá xuất khẩu (FOB).Đồng thời việc điều chỉnh giá cần phải đảm bảo bình ổn mặt bằng giá trong nước trên cơ sở phát triển ổn định, với điều kiện bán than nội địa không bị lỗ, tiến tới có lãi vào đầu năm 2005. Giá bán than cám 6 ở Quảng Ninh phải được xác định sao cho thúc đẩy được việc bán than Núi Hồng và Khánh Hoà (Thái Nguyên).
Theo hướng đó, cần phân biệt và xác định các loại giá hợp lý như: giá bán buôn ưu đãi cho các bạn hàng truyền thống, dài hạn ; giá bán lẻ cho các hộ khác và giá bán đặc biệt cho các hộ tiêu thụ lớn nhưng không ký hợp đồng dài hạn.