Tổng hợp đề xuất giải pháp về chính sách và quản lý bền vững tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững (Trang 67 - 69)

chịu sự tác động khác nhau của con ngƣời, trong đó yếu tố tác động nhiều nhất và ảnh hƣởng lớn nhất đến tính đa dạng sinh học đó là yếu tố chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xâm canh, khai thác quá mức tài nguyên rừng, tuy nhiên ở mức độ tác động vừa phải và hợp lý thì lại có tác dụng làm tăng tính đa dạng sinh học loài của quần xã, điển hình là tại khu vực đồi tiên sơn, đây là 1 cơ sở rất có ý nghĩa và thực tiễn áp dụng, để Hƣơng sơn vừa khai thác đƣợc tiềm năng du lịch, tham quan thám hiểu và sử dụng bền vững tài nguyên lâm sản ngoài gỗ vừa có thể quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, và nâng cao đời sống cho ngƣời dân trong khu vực.

4.3. Tổng hợp đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học dạng sinh học

4.3.1. Tổng hợp đề xuất giải pháp về chính sách và quản lý bền vững tài nguyên rừng. rừng.

Hƣơng sơn hiện nay, chƣa có một chính sách đầu tƣ phát triển thỏa đáng, phù hợp với các hợp phần thiên nhiên và văn hóa, cũng nhƣ chƣa có một định hƣớng chiến lƣợc phát triển lâu dài với các giai đoạn đầu tƣ phát triển và cho các mục tiêu phát triển cụ thể đặt ra cho từng giai đoạn. Chính vì vậy, đầu tƣ và phát triển mang tính tạm thời, manh mún, “mạnh ai nấy làm”, chỉ tập chung vào những cái, những gì có thể thu lợi ngay.

Tại đây, đang có sự chồng chéo, bất cập về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh học và văn hóa. Hiện tại, đang có nhiều chủ thể liên quan đến quản lý phát triển, khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khu vực, nhƣ là Ban quản lý rừng đặc dụng Hƣơng Sơn, Ban quản lý khu du lịch Hƣơng Sơn, UBND

Lê Thành Công Trang 58

trong khu di tích và rừng đặc dụng.

Chƣa có sự phân công trách nhiệm quản lý phù hợp đồng bộ giữa các bên liên quan, cho nên bất cập về quản lý và định hƣớng phát triển lâu dài, tùy tiện trong khai thác sử dụng và gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng, làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh học và cảnh quan văn hóa.

Các quy định áp dụng và hiệu lực thực thi pháp luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nƣớc, đa dạng sinh học, động vật hoang dã chƣa cao, các hoạt động canh tác xâm canh, khai thác chặt phá, săn bắt, bẫy động vật, đánh bắt cá & động vật dƣới nƣớc bằng Kích điện.

Giải pháp đề xuất:

- Cần có một chính sách đầu tƣ, ƣu tiên phát triển hợp lý với định hƣớng lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn phát triển và các mục tiêu cần đạt đƣợc tƣơng ứng; chính sách đầu tƣ phát triển có thể đƣợc đặt ra ở nhiều cấp độ khác nhau nhƣ cấp thành phố, cấp quốc gia hay khu vực, nhƣng nó cần đƣợc đề xuất, hoạch định và trình bởi các cơ quan ban ngành liên quan của Hà Nội.

- Chính sách đầu tƣ phát triển cho các mục tiêu phát triển trƣớc mắt, mục tiêu trung hạn và mục tiêu tổng thể lâu dài, nhằm quản lý phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan văn hóa, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch của thành phố, nhằm nâng khu di tích thắng cảnh Hƣơng Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội lên một tầm cao mới cấp quốc gia và khu vực.

- Kế hoạch chiến lƣợc phát triển qua các giai đoạn nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển đặt ra: kế hoạch phát triển ngắn hạn (giai đoạn 1) nên cần đặt ra để giải quyết các vấn đề trƣớc mắt (đất đai, cộng đồng, sinh kế, quy hoạch, bảo vệ và phục hồi rừng, vv...), cho giai đoạn ngắn từ nay đến năm 2015; kế hoạch đầu tƣ phát triển trung hạn nên cần đƣợc đặt ra để giải quyết các vần đề lớn hơn, cho một giai đoạn dài hơn năm 2015-2020, nhằm giải quyết đƣợc các quy hoạch và đầu tƣ quy hoạch tổng thể, hạ tầng cơ sở, các vần đề phát triển nguồn

Lê Thành Công Trang 59

gắn liền với vấn đề phát triển bảo vệ tài nguyên rừng, đất và nƣớc, đảm bảo đạt đƣợc sự phát triển bền vững; giai đoạn 3 là đầu tƣ phát triển tổng thể dài hạn từ năm 2020 trở đi với các mục tiêu lâu dài tổng thể cần đạt đƣợc cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Song song với kế hoạch đầu tƣ phát triển, cần phải phân định rõ chức năng nhiệm vụ & quyền lợi, cũng nhƣ sự tham gia phối hợp trong các hoạt động của tất cả các bên liên quan, rà soát lại toàn bộ tình trạng sử dụng đất đai trong khu vực, vấn đề quyền sử dụng đất đai, và quy hoạch sử dụng đất đai, nhằm kết hợp đƣợc nhiều lợi ích giữa phát triển sinh kế cộng đồng bằng các canh tác bền vững các loài cây trồng truyền thống với vấn đề bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học và du lịch sinh thái cộng đồng.

- Cần phải áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, tích cực hơn nhằm tăng cƣờng tính hiệu lực thực thi pháp luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nƣớc, đa dạng sinh học, động vật hoang dã. Ban hành áp dụng các loại thuế dịch vụ môi trƣờng cho các hoạt động khai thác kinh doanh du lịch, đặc biệt cần phải giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh du lịch gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng tới môi trƣờng sinh thái, và tài nguyên đa dạng sinh học. khuyến khích các loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng, du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch văn hóa cộng đồng, nhằm khuyến khích động viên và lôi kéo đƣợc cộng đồng tham gia tích cực vào tiến trình bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trƣờng sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)