Danh lục các loài thực vật cây gỗ xuất hiện trong các khu vực nghiên cứu tại rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững (Trang 58 - 128)

tại rừng đặc dụng Hƣơng Sơn.

Qua khảo sát các khu vực nghiên cứu của rừng đặc dụng Hƣơng sơn đã thấy xuất hiện hơn 140 loài cây gỗ thuộc 9 chi trong 43 họ đã xuất hiện trong các ô đo đếm, tại các địa điểm khảo sát (phụ lục 33). kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả thống kê số loài thực vật tại rừng đặc dụng Hƣơng sơn năm 2011. Trong các họ thực vật cây gỗ đƣợc điều tra tại vùng núi đá vôi chùa Hƣơng thì họ Dâu tằm (Moraceae) có số loài phân bố nhiều nhất 15 loài, rồi đến họ Thầu dầu (Enphorbieaceae) 12 loài, họ Long não (Lauraceae) 11 loài, họ Trúc Đào (Apocynaceae) 7 loài. Còn lại 3 họ có 5 loài, 4 họ có 4 loài, 5 họ có 3 loài, 8 họ có 2 loài và 19 họ chỉ có 1 loài phân bố. Nhìn chung các loài cây gỗ có phân bố tại vùng núi đá vôi chùa Hƣơng phần lớn là các loài cây gỗ ít có giá trị kinh tế, trong đó chi Ficus có tới 8 loài phân bố ở đây. Các chi Clausena, Machilus, Alstonia, Streblus mỗi chi có 8 loài còn hầu hết các chi chỉ có từ 1 – 2 loài phân bố.

Tóm lại: Tại nhiều khu vực, tập đoàn cây trồng cùng với các loài cây tự nhiên sẵn có tại rừng núi đá vôi chùa Hƣơng tạo sự đa dạng hóa thêm cơ cấu cây trồng, và đa dạng sinh học, cảnh quan môi trƣờng, làm tăng thu nhập kinh tế đáng kể. Tuy nhiên trong một góc độ nào đó, tại nhiều khu vực nghiên cứu, sự can thiệp quá đáng của các loài cây trồng này đã làm thay đổi trật tự diễn thế và ƣu thế tự nhiên, và thƣờng tạo ra sự ƣu thế cao của các loài cây trồng trong khu vực, trong các ô tiêu chuẩn đo đếm và làm giảm tính đa dạng sinh học (chỉ số H’).

Rừng đặc dụng Hƣơng Sơn tuy đã bị khai thác quá mức qua hàng trăm năm nhƣng hiện đang đƣợc bảo vệ phục hồi tốt, vẫn còn xuất hiện các loài cây gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế và bảo tồn, ghi trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định 32/CP của Chính phủ, nhƣ cây Sƣa (Dalbergia tonkinensis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Trai (Shoera thoreli), rau Sắng (Melientha snavis), mơ Hƣơng tích, vv... Kết quả này phù hợp với báo cáo kết quả điều tra thống kê năm 2011 của Nguyễn Duy Giáp (2012), cho rằng, hiện tại Hƣơng Sơn có 25 loài thực vật đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam và một loài theo Nghị đinh 32/CP của Chính phủ.

Lê Thành Công Trang 49

Tại các khu vực nghiên cứu đã xuất hiện hơn 140 loài cây gỗ thuộc 84 chi, 43 họ phân bố. So với rừng trên núi đá vôi ở các vƣờn quốc gia khác nhƣ Ba Bể, Hiếu Liên, Cát Bà, Phong Nha-Kẻ Bàng... diện tích rừng trên núi đá vôi ở Hƣơng Sơn tuy ít, nhƣng số lƣợng loài xuất hiện trên đơn vị diện tích nhiều hơn, tuy nhiên số lƣợng rất khác nhau ở các khu vực nhƣ: ở đồi Tiên Sơn có tới 73 loài cây thân gỗ phân bố, chiếm tới 54% tổng số loài có trong toàn khu vực, Núi Hinh Bồng có 44 loài, Thung Sâu xuất hiện 39 loài, Bến Đá rừng vải 35 loài, Thung Chò Cả 30 loài, trong khi đó tại các địa điểm khác có ít loài phân bố hơn (dƣới 30 loài xuất hiện) nhƣ tại Cật Long vân chỉ có 26 loài, thung cháu 25 loài cây thân gỗ chiếm khoảng 18.5% tổng số loài toàn khu vực và chỉ bằng gần 1/3 so với số loài ở đồi Tiên Sơn.

Số lƣợng cá thể phân bố trong mỗi loài là rất khác nhau, các loài có số lƣợng cá thể lớn phải kể là Sang sẻ, Sang gạo, Ô zô, Nhò vàng, Ruối, Sếu, Rau sắng, Mò cua... Tuy nhiên, đa số các loài cây này là cây nhỡ và nhỏ, phần nhiều là tái sinh chồi, hầu nhƣ không gặp các cây lớn.

Một số lƣợng lớn các loài cây trồng ăn quả, lấy gỗ đã đƣợc ngƣời dân địa phƣơng trồng cho mục đích cải thiện sinh kế nhƣ là bƣởi, nhãn, xoan, mít, và các loại tre vầu... Điều này đã tạo nên sự đa dạng hòa về cơ cấu các loài cây trồng trong khu vực chùa Hƣơng, tuy nhiên phân tích theo một khía cạnh khác về những tác động theo hƣớng phục vụ lợi ích của cá nhân con ngƣời thì lại gây nên những ảnh hƣởng xấu không nhỏ tới sự ổn định bền vững của thảm thực vật rừng và hệ sinh thái Chùa Hƣơng nói chung. (Lê Quốc Huy, 2007)

Qua kết quả khảo sát nghiên cứu cho thấy: Rừng đặc dụng Hƣơng sơn đang trong quá trình phục hồi sau nhiều năm bị khai thác kiệt, số lƣợng loài cây gỗ xuất hiện lớn so với nhiều rừng trên núi đá vôi khác tính trên cùng đơn vị diện tích, trong đó còn nhiều loài cây gỗ có giá trị kinh tế và bảo tồn cao cần đƣợc quan tâm đầy đủ góp phần bảo tồn, quản lý phát triển và sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.

Lê Thành Công Trang 50

4.2. Đa dạng sinh học thảm thực vật rừng dặc dụng Hương sơn dưới ảnh hưởng của các tác động hiện trường

4.2.1. Nghiên cứu đánh giá chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index - SDI) các khu vực nghiên cứu.

4.2.1.1. Đánh giá các yếu tố tác động hiện trƣờng

a) Sự xâm canh

Trƣớc những 1990, Rừng Hƣơng Sơn không còn đƣợc các ngành các cấp quan tâm nhiều, quản lý lỏng lẻo, và cũng do những năm đó sức ép tăng dân số mạnh mẽ, đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn. Cho nên dân địa phƣơng đã tập trung khai thác các nguồn lợi từ rừng một cách mạnh mẽ, các hoạt động khai thác gỗ, củi và dƣợc liệu tàn khốc, các hoạt động phá rừng làm rãy, xâm canh nhiều loài cây trồng đã làm cho tài nguyên rừng cạn kiệt, cảnh quan môi trƣờng rừng bị đe dọa nghiêm trọng.

Từ những năm 1990, thực hiên nghị định số 02/CP và nghị định 163/CP của chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã quyết định thành lập Ban quản lý Rừng Đặc dụng Hƣơng Sơn (Quyết định số 361/QĐ/UB ngày 19/3/1994). Từ đó Rừng Hƣơng Sơn đã có chủ và đã phối hợp với cơ quan kiểm lâm và chính quyền địa phƣơng quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Hƣơng Sơn rất có hiệu quả.

Thêm vào nữa, đời sống của ngƣời dân địa phƣơng ngày càng khá lên, sức ép về thiếu lƣơng thực không còn, ngƣời dân không còn phải vào rừng thu hái củ mài, rau sắng hoặc đốt rừng làm rẫy nữa. Họ còn đƣợc Ban quản lý rừng đặc dụng và các ban ngành của chính quyền địa phƣơng khuyến khích và tạo điều kiện để họ trồng lại rừng, trồng cây ăn quả tại các thung, các sƣờn núi đã bị khai thác kiệt quệ. Mới sau hơn 10 năm, các vƣờn rừng, các trang trại cây ăn quả đã đƣợc hình thành và phát huy tác dụng vừa cho hiệu quả kinh tế, vừa tạo cảnh quan môi trƣờng, góp phần bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát triển tài nguyên đa dạng cho vùng núi đá vôi. Tuy nhiên, hoạt động tàn phá mạnh kết hợp với các hoạt động canh tác xâm canh đã làm thay đổi cấu trúc bền vững

Lê Thành Công Trang 51

tự nhiên của rừng và ảnh hƣởng rất lớn đến tính đa dạng sinh học thảm thực vật, làm giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học.

b) Cây xâm lấn

Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xâm canh các loài cây trồng khác vào trong các vƣờn rừng, các thung đã tác động rất lớn đến cấu trúc tự nhiên của rừng, bên cạnh đó một số loài cây trồng đã thể hiện sự thích ứng hòa hợp và sinh trƣởng phát triển rất tốt, có đƣờng kính thân và đƣờng kính tán lớn, phát triển lấn át các loài khác, làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học cho quần xã rừng đặc dụng Hƣơng sơn. Ngoài ra, sự khai thác kiệt quệ đã tạo cơ hội cho một số loài cây xâm lấn phát triển mạnh, nhƣ Cỏ Lào (Eupatorium odoratum), Dái mèo (Triumfetta pilosa), Đơn kim (Maesa parvifolia), Cỏ Lá tre (Acroceras munroanum), Cỏ tre (Apluda mutica) …, sinh trƣởng mạnh, phát triển lấn át các loài khác, làm suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học, sử dụng kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c) Các hoạt động du lịch

Lễ hội chùa Hƣơng là một lễ hội nổi tiếng, không những phạm vi mà còn nổi tiếng bởi thời gian kéo dài hết cả mùa xuân. Hàng năm chùa Hƣơng đón tiếp hàng trăm vạn lƣợt khách thập phƣơng đến tham quan vãn cảnh. Với số lƣợng du khách đông và tập trung lớn nhƣ vậy, vấn đề dịch vụ và môi trƣờng vẫn là vấn đề bức xúc và tồn tại từ nhiều năm nay. Hàng năm, lƣợng rác thải mà rừng Hƣơng Sơn phải hứng chịu không nhỏ dẫn đến tình trạng rừng quanh khu vực chùa Hƣơng bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến cảnh quan thiên nhiên hệ sinh thái rừng. Vấn đề nguy hiểm hơn là lƣợng rác thải xả vào rừng sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tái sinh của cây con, tạo cơ hội cho các loài cây xâm lấn phát triển mạnh làm suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học của rừng. Bên cạnh đó, để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, không ít các nguồn tài nguyên của Hƣơng sơn bị khai thác kiệt quệ, ảnh hƣởng quan trọng đến tài nguyên đa dạng sinh học và môi trƣờng. Nếu không quản lý và tổ chức tốt các dịch vụ du lịch thì tài nguyên đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng đặc dụng Hƣơng sơn sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, các loài cây đặc sản nhƣ: rau sắng, mơ, củ mài, hèo, thiên tuế, các loài cây dƣợc liệu khác... đứng trƣớc nguy cơ bị cạn kiệt. Môi trƣờng rừng bị ô nhiễm dẫn

Lê Thành Công Trang 52

đến khả năng tái sinh của rừng bị hạn chế. Khả năng phục hồi rừng bị suy giảm, cảnh quan của chùa Hƣơng vì thế cũng bị ảnh hƣởng nhiều.

d) Các hoạt động khai thác gỗ, củi và dƣợc liệu…

Việc khai thác quá mức tài nguyên diễn ra sau những năm 1980, đây là giai đoạn tài nguyên rừng còn nhiều, mà quản lý thì lỏng lẻo, nên ngƣời dân ai cũng có thể vào rừng khai thác, chặt phá lấy gỗ, lấy củi đốt than và săn bắt động vật bừa bãi, tài nguyên rừng bị tàn phá khai thác kiệt quệ, bị chặt đi chặt lại nhiều lần. Những tác động đó, làm cho rừng đặc dụng Hƣơng Sơn trở thành nghèo kiệt, dây leo, bụi rậm phát triển, một số loài đứng trƣớc nguy cơ không thể phục hồi, môi trƣờng cảnh quan bị phá hoại. Hệ sinh thái rừng trên vùng núi đá vôi Hƣơng Sơn đứng trƣớc nguy cơ bị phá vỡ, núi đá trọc gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.

e) Chặt phá, cháy rừng

Nhƣ đã phân tích ở trên, sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên rừng, các hoạt động xâm canh, đốt nƣơng làm rãy đã làm phá vỡ cấu trúc tự nhiên bền vững của rừng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, bên cạnh đó, các hoạt động đốt nƣơng có khi thiêu chụi cả trăm hecta rừng tự nhiên, mất rừng kéo theo thất thoát tài nguyên đa dạng sinh học, ảnh hƣởng đến thành phần và số lƣợng loài, hơn nữa lại tạo cơ hội cho các loài xâm lấn, phát triển tràn lan, cạnh tranh lấn át các loài khác, làm cho tính đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, rừng Hƣơng sơn đã đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, các hoạt động chặt phá ít xảy ra, không còn hiện tƣợng đốt nƣơng làm rãy, vì vậy mà hạn chế đƣợc tối đa hiện tƣợng cháy rừng, các khu vực bị tàn phá trƣớc đây cũng dần dần đƣợc phục hồi, và đang trong quá trình phát triển ổn định, đây là một dấu hiệu rất mừng cho công cuộc bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng Hƣơng sơn.

4.2.1.2. Kết quả nghiên cứu đánh giá chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index - SDI) các khu vực nghiên cứu

Kết quả phân tích đánh giá chỉ số tác động hiện trƣờng SDI (Site disturbance index) (Naveh and Whittaker 1979, Acharya 1999, Huy 2012) đƣợc trình bày trong bảng 9.

Lê Thành Công Trang 53

Kết quả cho thấy chỉ số tác động hiện trƣờng SDI dao động từ 0.30 đến 0.60, tuy nhiên trong 15 khu vực nghiên cứu, chỉ có duy nhất một khu vực có chỉ số tác động hiện trƣờng SDI <=0.3, đó là Thung Giếng chén, có nghĩa rằng đây là khu vực mà ít chịu sự tác động nhất của các yếu tố làm ảnh hƣởng đến tính đa dạng sinh học, điều này là do vị trí của Thung Giếng chén nằm ở rất sâu, trong vùng lõi của rừng đặc dụng, điều kiện đi lại rất khó khăn, chính vì vậy mà hầu nhƣ khu vực này ít bị tác động của con ngƣời về tất cả các lĩnh vực nhƣ xâm canh nông nghiệp, hoạt động du lịch hay khai thác chặt phá. Đây cũng là khu vực có chỉ số đa dạng sinh học H cao, các loài chia sẻ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, không có loài nào cạnh tranh lấn át các loài khác.

Cũng theo kết quả của bảng trên (bảng 9) thì trong các khu vực nghiên cứu có 4 khu vực có chỉ số tác động hiện trƣờng SDI >0.5, đó là các khu vực Cật Long vân, Núi đền trình, Thung cháu và Thung râu. Tại cật Long vân, Thung cháu và Thung râu, nguyên nhân có chỉ số tác động hiện trƣờng SDI cao là do có sự xâm canh nhiều, ngƣời dân đã chặt phá rừng tự nhiên, và thay vào đó là các loài cây nhƣ: cây lá gai, bƣơng tre nứa...., và các loài cây trồng khác, các loài cây trồng này lại thể hiện sự thích ứng hòa hợp, sinh trƣởng và phát triển tốt, ngoài ra còn khai thác 1 số các loài cây làm dƣợc liệu, và tại Cật Long vân, cũng bị ảnh hƣởng nhiều bởi yếu tố du lịch, vì vậy chỉ số tác động hiện trƣờng là khá cao. Riêng tại Núi đền trình, đây là khu vực chịu áp lực khá nhiều bởi yếu tố du lịch, ngoài ra tuy các loài cây gỗ đƣợc bảo vệ tốt, nhƣng các loài cây bụi và cây thân thảo lại bị tác động rất nhiều bởi yếu tố cây xâm lấn, điều này đã ảnh hƣởng rất lớn đến đa dạng sinh học và làm giảm tính đa dạng sinh học trong quần xã. Đây cũng là các khu vực mà có chỉ số đa dạng sinh hoc H’ thấp hơn so với các khu vực khác.

Còn lại, đại đa số các khu vực nghiên cứu có chỉ số tác động hiện trƣờng 0.3<SDI<= 0.5, điều đó chứng tỏ đây là những hiện trƣờng đang chịu sự tác động vừa phải bởi các nhân tố, trong số đó có 1 khu vực có tính đa dạng sinh học rất cao, đó là khu vực đồi tiên sơn, với 73 loài cây gỗ, 50 loài cây bụi và 22 loài thực vật thân thảo, chỉ số đa dạng sinh học loài (H) của cây gỗ lên đến 5.50, các loài trong khu vực này phát triển ổn định, chia sẻ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Lê Thành Công Trang 54

Bảng 9: Bảng kết quả đánh giá chỉ số tác động hiện trƣờng (Site Disturbance Index - SDI) các khu vực nghiên cứu tại RĐD Hƣơng sơn.

# Các yếu tố tác động ảnh hƣởng SDI Bến đá Thung sâu Hinh bồng Long vân Cật mét Giếng chén Con Thong Tiêu Chò cả Tuyết Sơn Đền trình Tiên sơn Thung Vƣơng Thung cháu Thung râu 1 Hoạt động xâm canh 0.3 0.2 0.2 0.2 0.3 0.2 0.1 0.1 0.2 0.2 0.1 0.1 0.1 0.2 0.2 0.2

- Cao 0.3 - - - 0.3 - - - - - - - - - - -

- Trung bình 0.2 0.2 0.2 0.2 - 0.2 - - 0.2 0.2 - - - 0.2 0.2 0.2

- Thấp 0.1 - - - - - 0.1 0.1 - - 0.1 0.1 0.1 - - -

2 Các loài cây xâm lấn 0.2 0.05 0.1 0.05 0.05 0.05 0.05 0.1 0.05 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.2 0.1

- Cao 0.2 - - - - - - - - - - - - 0.2 - Trung bình 0.1 - 0.1 - - - - 0.1 - 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 - 0.1 - Thấp 0.05 0.05 - 0.05 0.05 0.05 0.05 - 0.05 - - - - - - -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học thảm thực vật rừng đặc dụng hương sơn dưới các mức độ tác động hiện trường khác nhau và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững (Trang 58 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)