0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN BẢO TRÌ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐIỀU HÀNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ MÁY BIẾN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM Á CHÂU (Trang 33 -35 )

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CỦA CÔNG TY

2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN BẢO TRÌ

Trong khoảng thời gian hoạt động 07 năm qua kể từ khi máy biến áp được lắp đặt năm 2005, đến năm 2013 đã có 4 lần bảo trì sửa chữa chi phí trung bình cho mỗi lần sửa chữa là 20 triệu đồng. Trong khi đó nếu công ty thuê ngoài bảo trì phòng ngừa thì chi phí một lần là 8,5 triệu đồng.

Phòng kế toán đã thống kê được mỗi lần có sự cố máy biến áp thì công ty CP THỰC PHẨM Á CHÂU tổn thất trong sản xuất trung bình là 70 triệu đồng (Bao gồm chi phí vận hành máy phát điện, chi phí khắc phục tổn thất bán thành phẩm đang chạy trên dây chuyền,…).

Từ năm 2013, Công ty CP THỰC PHẨM Á CHÂU đã thuê ngoài nhận hợp đồng bảo trì định kỳ 03 tháng một lần với chi phí một lần là 10 triệu đồng và đảm bảo khả năng sảy ra sự cố chỉ một lần trong 07 năm tiếp theo.

Theo đánh giá của bộ phận cơ điện, trong 07 năm sử dụng tiếp theo tăng 01 lần sự cố máy biến áp khi không có bảo trì phòng ngừa vì máy biến áp thường xuyên chịu quá tải do tình hình sản xuất tăng, và tuổi thọ của máy đã cao.

Trong 07 năm đầu (2005 – 2012)

PA1: Không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa:

- Chi phí sửa chữa: 4 x 20tr = 80tr

- Tổn thất trong sản xuất : 4 x 70tr = 280tr - Tổng chi phí bảo trì: 80tr + 280tr = 360tr

PA2: Có hợp đồng bảo trì phòng ngừa:

- Chi phí hư hỏng kỳ vọng: 20tr + 70tr = 90tr

- Chi phí hợp đồng bảo trì phòng ngừa: 8,5tr x 4 x 7 = 238tr - Tổng chi phí bảo trì : 90tr + 238tr = 328tr

Bảng so sánh chi phí 2 phương án:

Nội Dung PA1 (trđ) PA2 (trđ)

Chi phí bảo trì phòng ngừa 0 238

Chi phí bảo trì hư hỏng 100 20

Chi phí tổn thất do ngừng hoạt động 280 70

TỔNG CHI PHÍ BẢO TRÌ 360 328

Kết luận: Như vậy có thể thấy trong những năm qua, công ty chọn chính sách bảo

trì theo PA1 là chưa hợp lý. Cần phải có sự đánh giá lại chính sách bảo trì trong những năm tiếp theo.

Trong 07 năm tiếp theo (2013 – 2020)

PA1: Không có hợp đồng bảo trì phòng ngừa

- Chi phí sửa chữa: 5 x 20tr = 100tr

- Tổn thất trong sản xuất : 5 x 70tr = 350tr - Tổng chi phí bảo trì: 100tr + 350tr = 450tr

- Chi phí hư hỏng kỳ vọng: 20tr + 70tr = 90tr

- Chi phí hợp đồng bảo trì phòng ngừa: 10tr x 4 x 7 = 280tr - Tổng chi phí bảo trì : 90tr + 280tr = 370tr

Bảng so sánh chi phí 2 phương án dự tính trong 07 năm tới:

Nội Dung PA1 (trđ) PA2 (trđ)

Chi phí bảo trì phòng ngừa 0 280

Chi phí bảo trì hư hỏng 100 20

Chi phí tổn thất do ngừng hoạt động 350 70

TỔNG CHI PHÍ BẢO TRÌ 450 370

Kết luận: Như vậy, công ty chọn chính sách bảo trì theo PA2 cho các năm tiếp theo

là hợp lý. Trong những năm tới nên ký hợp đồng bảo trì phòng ngừa vì độ tin cậy của máy biến áp giảm.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ĐIỀU HÀNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ MÁY BIẾN ÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM Á CHÂU (Trang 33 -35 )

×