2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ CỦA CÔNG TY
2.2 KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG MÁY BIẾN ÁP
Bảo dưỡng định kỳ
Việc bảo dưỡng định kỳ theo quy định của nhà sản xuất được thực hiện 03 tháng 01 lần, sau khi kiểm tra phải ghi vào sổ kết quả kiểm tra vận hành.
Nội dung bảo dưỡng
- Xem sứ cách điện có rạn nứt không. Rồi làm sạch sứ cách điện và các đầu cốt.
- Kiểm tra mức dầu. Nếu mức dầu quá thấp, kiểm tra xem có hiện tượng rò rĩ dầu hay không.
- Đảm bảo các thiết bị bảo vệ gắn trên máy làm việc tốt (chỉ thị mức dầu, rơle hơi…). - Kiểm tra lớp sơn vỏ máy.
- Không cần sự bảo dưỡng đối với điều chỉnh và van giảm áp.
- Đối với điều kiện hoạt động bình thường, không cần thiết phải kiểm tra dầu. Thực tế bảo trì
Do đặc tính máy biến áp có độ tin cậy rất cao (R > 97%), hiếm khi xảy ra sự cố dẫn đến phải bảo trì sữa chữa.
Do đó công việc bảo trì máy biến áp những năm đầu mới sử dụng đã không được coi là quan trọng. Thực tế, Công ty CP THỰC PHẨM Á CHÂU đã không thực hiện bảo dưỡng định kỳ 03 tháng một lần như yêu cầu của nhà sản xuất mà chỉ khi nào có sự cố máy biến áp mới được bảo trì sửa chữa.
Trách nhiệm công nhân vận hành
Vì sự ổn định của máy biến áp, do đó máy biến áp hoạt động thường xuyên trên lưới điện cho nên công nhân Công ty không thể tự kiểm tra trực tiếp theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ.
Không phải kỹ thuật viên chuyên nghiệp về máy biến áp thì chỉ có những quan sát bên ngoài như nhìn xem có dấu hiệu bất thường nào như rạn nứt sứ cách điện, rò dầu, … các vết bẩn bất thường hay nghe tiếng kêu lạ … Nếu thấy bất thường mới đề xuất sửa chữa.