Kiến nghị về kỹ thuật chụp

Một phần của tài liệu ứng dụng chụp ảnh bức xạ kỹ thuật số kiểm tra ăn mòn đường ống dầu khí (Trang 48 - 50)

b. Chụp trên mẫu thực tế

3.2.2. Kiến nghị về kỹ thuật chụp

3.2.2.1. Kỹ thuật chụp ảnh bức xạ tiếp tuyến

Khi tiến hành chụp ảnh tiếp tuyến để đo bề dày thành ống, có một số điều đặc biệt hơn so với các kỹ thuật chụp ảnh bức xạ khác để đảm bảo độ chính xác của phép đo bề dày. Yêu cầu chất lượng ảnh theo tiêu chuẩn là không cần thiết vì chỉ cần nhìn thấy rõ biên của thành ống trên ảnh là đủ, do vậy không cần dùng đến IQI và các tiêu chuẩn về SNR hay BSR. Để đạt được yêu cầu trên thì cần phải sử dụng bức xạ có năng lượng cao, nguồn bức xạ gamma Ir-192, Cs-137 sẽ đáp ứng được yêu cầu này, bức xạ tia X với năng lượng thấp sẽ làm mờ biên của thành ống trên ảnh. Việc này có thể dễ dàng được giải thích là vì bức xạ có năng lượng cao hơn sẽ cho độ tương phản đối tượng thấp hơn dẫn tới độ tương phản ảnh thấp. Một trong những yếu tố gây khó khăn

trưc tiếp đến việc xác định biên của thành ống trên ảnh đó là độ nhòe ảnh. Để giảm tối đa độ nhòe ảnh, cần bố trí hình học chiếu chụp với SFD tuân theo công thức:

(3.2)

với = 0,25 mm. Đây là tiêu chuẩn khắc khe, áp dụng cho phép chụp ảnh với yêu cầu độ chính xác rất cao. Ngoài ra còn có sư ảnh hưởng của yếu tố méo ảnh, yếu tố này có thể dễ dàng được khống chế bằng cách đặt màn thu ảnh trên mặt phẳng vuông góc với chùm bức xạ.

3.2.2.2. Kỹ thuật đo mức xám

Để phát hiện những điểm ăn mòn cục bộ trên đường ống thì kỹ thuật đo mức xám là một giải pháp tối ưu, điều mà kỹ thuật chụp ảnh tiếp tuyến không thể làm được. Tuy nhiên, để kỹ thuật đo mức xám phát huy tính tối ưu của nó với một sư khác biệt của kết quả so với bề dày thật khoảng 9%, cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để hạn chế tối đa các sai số. Có nhiều tham số ảnh hưởng tới độ chính xác của kỹ thuật này, làm cho nó trở nên khó khăn để đạt được độ chính xác cao với sai số khoảng 9% như đã nói. Vị trí đặt mẫu chuẩn so với mẫu thưc tế quan tâm phải lân cận nhau. Kích thước mẫu ống chuẩn và mẫu ống quan tâm cũng phải tương đồng nhau, nếu khác nhau quá nhiều cũng sẽ làm sai số lớn hơn. Một số vật liệu bảo ôn không đồng nhất, có hệ số suy giảm bức xạ cao sẽ gây ra sai số rất lớn cho kết quả tính. Một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng lớn đến sai số nữa đó là việc chụp đồng thời mẫu chuẩn và mẫu quan tâm. Trong thưc tế, việc chụp đồng thời mẫu chuẩn và mẫu thưc tế cùng vật liệu, kích thước tương đồng, đặt gần nhau là rất khó thưc hiện được vì một số lý do như hạn chế của kích thước màn thu ảnh và kích thước đường ống, tính chất vật liệu tạo nên ống thưc tế có thể khác so với mẫu chuẩn do tác động từ quá trình làm việc của ống, điều kiện môi trường chụp ảnh,… Đối với những điểm ăn mòn cục bộ có độ sâu ăn mòn nhỏ hoặc lớn cũng sẽ làm sai số bị tăng lên nhiều so với các điểm ăn mòn khác. Sai số còn xuất hiện khi vị trí của điểm ăn mòn gần phía với nguồn hoặc lệch xa so với tâm của chùm bức xạ.

Tương tư như chụp ảnh bức xạ tiếp tuyến, kỹ thuật đo mức xám cũng yêu cầu ảnh chụp được phải có đường biên ảnh rõ nét của lỗ ăn mòn để không gây khó khăn cho việc đo mức xám của vùng bị ăn mòn, tức giảm được sai số và không yêu cầu phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng ảnh. Để đáp ứng yêu cầu đó, năng lượng bức xạ dùng để chụp phải cứng hơn tiêu chuẩn để giảm độ tương phản ảnh, màn thu ảnh IP phải được chọn sao cho có độ tương phản thấp, bố trí hình học chụp sao cho SFD đủ lớn để giảm độ nhòe và không bị méo ảnh.

Một phần của tài liệu ứng dụng chụp ảnh bức xạ kỹ thuật số kiểm tra ăn mòn đường ống dầu khí (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w