Kỹ thuật đo mức xám

Một phần của tài liệu ứng dụng chụp ảnh bức xạ kỹ thuật số kiểm tra ăn mòn đường ống dầu khí (Trang 30 - 32)

a. Nguyên lý số hóa phim

1.2.2.Kỹ thuật đo mức xám

Việc sử dụng phương pháp chụp ảnh bức xạ tiếp tuyến là khó khăn để xác định kích thước và độ sâu của lỗ mọt, lõm bị ăn mòn cục bộ. Lúc này, kỹ thuật đo mức xám, lập đường chuẩn so sánh mức xám – bề dày để phát hiện và xác định độ sâu ăn mòn trở nên rất hiệu quả.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là bề dày thành ống thay đổi dẫn tới cường độ bức xạ tới màn thu ảnh thay đổi kết quả là mức xám trên ảnh sẽ thay đổi theo. Đánh giá ăn mòn của ống dưa trên việc lấy mức xám của các điểm ảnh trên ảnh của ống cần kiểm tra so sánh với mức xám trên đường chuẩn mức xám – bề dày của một mẫu ống chuẩn cùng vật liệu với ống và được chụp đồng thời với ống cần kiểm tra.

Bố trí hình học chụp ảnh của phương pháp này có thể dùng một trong hai cách sau:

Áp dụng khi đường kính ống lớn hơn 88,9 mm. Trong kỹ thuật này (hình 1.21), nguồn được đặt ở khoảng cách ngắn nhất có thể đến màn thu ảnh để khuếch tán hình ảnh của phần ống phía gần nguồn, ảnh thu được là của phần ống gần màn thu ảnh.

Hình 1.21. Kỹ thuật chụp hai thành một ảnh b. Kỹ thuật hai thành hai ảnh

Áp dụng khi đường kính ống bé hơn 88,9 mm. Trong kỹ thuật này (hình 1.22), nguồn được đặt ở khoảng cách xa hơn.

Hình 1.22. Kỹ thuật chụp hai thành hai ảnh

Trong cả hai kỹ thuật trên, khoảng cách từ nguồn tới phim được xác định theo công thức sau:

SFDMin = d(F/0,25 +1) (mm) (1.9)

Một phần của tài liệu ứng dụng chụp ảnh bức xạ kỹ thuật số kiểm tra ăn mòn đường ống dầu khí (Trang 30 - 32)