a. Nguyên lý số hóa phim
1.2.1. Kỹ thuật chụp ảnh bức xạ tiếp tuyến
Kỹ thuật này được áp dụng phù hợp với đường ống có đường kính dưới 500 mm. Theo nguyên lý chung là sư suy giảm cường độ chùm bức xạ khi đi qua vật chất, nhưng có một điều mới hơn đó là bức xạ sẽ đi qua hai đối tượng đó là lớp bảo ôn và lớp ống thép cần chụp ảnh.
Hình 1.18. Bố trí hình học chụp ảnh bức xạ tiếp tuyến
Kỹ thuật này có sư khác biệt với các kỹ thuật khác ở màn thu ảnh được đặt trên mặt phẳng. Trong kỹ thuật này, chùm tia bức xạ tiếp tuyến (2) và chùm tia bức xạ tiếp tuyến (3) được sử dụng để xác định bề dày W của ống. Theo thứ tư từ chùm tia bức xạ tiếp tuyến (3) tới chùm tia bức xạ tiếp tuyến (2), cường độ chùm tia bức xạ tới màn thu ảnh giảm dần do bề dày tăng dần, còn theo thứ tư từ chùm bức xạ tiếp tuyến (2) đến chùm bức xạ (1) thì cường độ chùm bức xạ tới màn thu ảnh tăng dần do bề dày giảm dần. Tức tại bề dày cưc đại (vị trí chùm tia bức xạ tiếp tuyến (2)), cường độ chùm bức xạ tới màn thu ảnh là nhỏ nhất; ở vị trí chùm tia bức xạ tiếp tuyến (3), cường độ chùm bức xạ sẽ rất lớn do lớp bảo ôn là vật liệu nhẹ và cường độ sẽ lớn nhất ở vị trí chùm bức xạ tiếp tuyến (4).
Sư thay đổi cường độ chùm bức xạ dẫn tới sư thay đổi mức xám trên ảnh. Kích thước của vùng được giới hạn bởi đường biên có mức xám nhỏ nhất và đường biên có mức xám rất lớn gần đó chính là bề dày của ảnh thành trên màn thu ảnh IP. Việc xác định kích thước này được thưc hiện bởi một công cụ trên phần mềm ISEE. Từ bề dày của thành trên ảnh, ta tính được bề dày thật của thành ống theo công thức [5]:
(1.7) với SFD được xác định từ công thức [5]:
(1.8)
với là độ nhòe, được chọn là = 0,25 (mm), OD = 2.ro (mm) là đường kính ngoài của ống, d là độ dày lớp bảo ôn (mm), s là kích thước nguồn (mm).
Việc xác định bề dày thành ống tại nhiều vị trí rất gần nhau trên thành ống sẽ cho ta ước lượng độ dày ăn mòn tại một vùng. Biểu đồ mức xám trên ảnh được thể hiện trên hình 1.19.
Hình 1.19. Mức xám trên ảnh
Biểu đồ hình 1.20 cung cấp mối quan hệ giữa năng lượng bức xạ để chụp, bề dày thành ống, đường kính ngoài của ống và độ dày tối đa bức xạ phải đi qua. Gọi Lmax
là độ dày lớn nhất mà bức xạ phải qua. Ví dụ với mức năng lượng tia X ở 300 kV, bề dày lớn nhất Lmax mà tia X có thể đi qua là 40 mm, có thể đo các ống với đường kính tối đa: 300 mm (đường chéo nét đứt màu đỏ, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa khoảng 0,4 mm), 200 mm (đường chéo nét đứt xanh là cây, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa 2 mm), 150 mm (đường chéo nét đứt xanh biển, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa 2,5 mm), tiếp theo là 100 mm (đường chéo nét đứt tím, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa 4 mm), 50 mm (đường chéo nét đứt đen, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa 9 mm), 30 mm (đường chéo nét đứt đỏ, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa 12,5 mm), 20 mm (đường chéo nét đứt xanh lá, tương ứng với nó có bề dày thành ống tối đa 8,5 mm).
Hình 1.20. Giới hạn áp dụng của chụp ảnh bức xạ tiếp tuyến [6]