Giá trị của ph−ơng pháp đo bề cao tử cung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về giá trị chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương trong ba năm từ 2005-2007 (Trang 70 - 72)

Khi nghiên cứu về giá trị của ph−ơng pháp đo BCTC trong chẩn đoán thai CPTTTC, đa số các tác giả đều nhận thấy đây lμ đây lμ một ph−ơng pháp rẻ tiền, đơn giản, dễ áp dụng, không có hại cho sản phụ vμ thai nhi nh−ng giá trị của nó thực sự còn giới hạn. Pesson (năm 1986) đã tiến hμnh đo BCTC khoảng 15 lần trong suốt quá trình mang thai trên 2941 thai phụ có kinh nguyệt đều vμ nhớ rõ ngμy kinh cuối cùng. Kết quả cho thấy ph−ơng pháp đo BCTC phát hiện trẻ có cân nặng d−ới - 2SD hay d−ới ĐBPV thứ 10 theo tuổi thai có giá trị thấp. Độ nhạy chỉ đạt 26,6% vμ giá trị tiên đoán d−ơng tính lμ

18% [42]. Bergman vμ cộng sự (năm 2006) nghiên cứu tất cả những trẻ sơ sinh CPTTTC đ−ợc sinh ra ở Uppsala (Thuỵ Điển) từ 1993 - 1997 vμ chọn ngẫu nhiên trẻ sơ sinh không CPTTTC trong cùng thời gian trên lμm nhóm chứng để tính độ nhạy của ph−ơng pháp đo BCTC trong chẩn đoán thai CPTTTC. Trong đó có 169 trẻ sơ sinh đủ tháng CPTTTC, 73 trẻ sơ sinh non tháng CPTTTC vμ 296 trẻ sơ sinh không CPTTTC tất cả đều đủ tháng. Kết quả thu đ−ợc với độ nhạy lμ 51%, độ đặc hiệu lμ 83% [20]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả t−ơng tự với độ nhạy lμ 45,8%, độ đặc hiệu lμ 71,5%, giá trị tiên đoán d−ơng tính 44,6%, giá trị tiên đoán âm tính lμ 72,5%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Adjahoto vμ cộng sự (năm 1999) trên 430 thai phụ nhớ rõ ngμy kinh cuối, đo BCTC ít nhất hai lần có vẻ đánh giá thích đáng giá trị của ph−ơng pháp đo BCTC với độ nhạy 71%, độ đặc hiệu 94,8%, giá trị tiên đoán d−ơng tính lμ 61,5%, giá trị tiên đoán âm tính lμ 96,6% [67]. Từ đó, ông kết luận ph−ơng pháp đo lặp lại nhiều lần BCTC lμ một ph−ơng pháp có ích trong việc phát hiện thai CPTTTC đặc biệt ở những nơi mμ đo BCTC lμ ph−ơng pháp duy nhất đánh giá sự phát triển của thai. Nh−ng ph−ơng pháp nμy chỉ có giá trị nếu đo nhiều lần trong quá trình có thai vμ đòi hỏi phải đo đúng ph−ơng pháp,

đúng điều kiện Nghiên cứu của chúng tôi lμ nghiên cứu hồi cứu chỉ dựa trên số đo BCTC một lần lại do nhiều ng−ời khác nhau lμm nên kết quả còn hạn chế. Mặt khác, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi ch−a tính đến những yếu tố có thể gây sai lệch cho kết quả nghiên cứu nh−: phụ nữ béo phì, thμnh bụng dμy hay mỏng, ngôi dọc hay ngôi ngang , lμm ảnh h−ởng đến kết quả nghiên cứu. Đó cũng lμ hạn chế cố hữu của một nghiên cứu hồi cứu. Trên thế giới đã có những nghiên cứu tính đến một số yếu tố nμy với mục đích lμm tăng độ nhạy của ph−ơng pháp. Challis vμ cộng sự (năm 2003) nghiên cứu trên 904 thai phụ đã tính đến yếu tố thai phụ lμ con rạ hay con so, chu vi vòng cánh tay của thai phụ với mục đích xem xét khả năng có thể tăng đ−ợc độ nhạy của ph−ơng pháp đo BCTC trong chẩn đoán thai CPTTTC. Kết quả thu đ−ợc nh−

sau: thai phụ đẻ con rạ có số đo BCTC lớn hơn số đo nμy ở thai phụ đẻ con so trung bình từ 0,5 - 1 cm. Thai phụ có chỉ số khối cơ thể (BMI) < 19 vμ thai phụ có BMI > 27 có số đo BCTC t−ơng ứng thấp hơn vμ cao hơn 1 cm so với những thai phụ có BMI bình th−ờng. Có một sự t−ơng quan có ý nghĩa giữa chỉ số BMI vμ chu vi cánh tay của thai phụ (r = 0,621; p < 0,001). Khi ch−a tính đến các yếu tố trên thì độ nhạy của ph−ơng pháp lμ 49%, độ đặc hiệu lμ

66%, giá trị tiên đoán d−ơng tính lμ 14%, giá trị tiên đoán âm tính lμ 93%. Bằng cách trừ 1 cm số đo BCTC ở thai phụ có chu vi cánh tay > 29 vμ trừ 1cm ở thai phụ đẻ con rạ, độ nhạy tăng lên 70% vμ độ đặc hiệu giảm xuống còn 56%. Ông kết luận sử dụng BMI, yếu tố con rạ, chu vi cánh tay có thể lμm tăng độ nhạy nh−ng lμm giảm độ đặc hiệu. Tuy nhiên, trong một ph−ơng pháp chẩn đoán thai CPTTTC vì những hậu quả đối với trẻ CPTTTC phải −u tiên độ nhạy cao để tránh bỏ sót thai bệnh [24].

Nh− đã phân tích ở trên, nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ lμ b−ớc đầu ch−a tính đến đ−ợc các yếu tố lμm ảnh h−ởng đến kết quả nghiên cứu. Do vậy chúng tôi hy vọng sẽ có một nghiên cứu mới sâu hơn, phân tích rõ các yếu tố nμy để việc đánh giá giá trị của ph−ơng pháp đo BCTC đ−ợc chính xác hơn.

Bởi vì đây vẫn lμ một ph−ơng pháp thăm dò sản khoa đơn giản, dễ tiến hμnh, dễ áp dụng thực tiễn, ít tốn kém, không có hại cho sản phụ vμ thai nhi, có khả năng phổ biến rộng rãi trong điều kiện n−ớc ta, đặc biệt lμ ở những tuyến cơ sở khi mμ trang thiết bị vμ cơ sở vật chất của nghμnh y tế còn hạn hẹp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về giá trị chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung tại bệnh viện phụ sản trung ương trong ba năm từ 2005-2007 (Trang 70 - 72)