a .Ph ương pháp giảm đ u:
2.2.1.2. Kỹ thuật và ứng dụng PTNS trong bệnh nang đơn gan
- Các bệnh nhân vào viện được chẩn đoán chính xác bệnh nang gan với các nang có kích thước > 5cm.
- Chỉ định phẫu thuật nội soi: Dựa vào vị trí, kích thước, tình trạng toàn thân, đểđánh giá khả năng chỉđịnh: Đúng, sai, số bệnh nhân...
- Phương tiện phẫu thuật nội soi.
Bộ dụng cụ PTNS của Karl – Stozr bao gồm:
► Hệ thống máy, camera, màn hình, nguồn sáng, máy bơm hơi, dao điện, máy hút...
► Các dụng cụ phẫu thuật: Panh, kéo, móc, kìm mang kim, kìm cặp clip, que gạt nâng gan, đầu hút tưới...
► Các dụng cụ bổ trợ khác như: dao siêu âm, stapler, Ethanol 95-1000, betadine, kim chọc hút...
- Chuẩn bị mổ: Bệnh nhân được chuẩn bị mổ như nhịn ăn, vệ sinh cá nhân, có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
- Cách tiến hành.
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa, PTV đứng ở bên trái hoặc ở giữa hai chân bệnh nhân, người phụđứng ở bên trái, dụng cụ viên đứng ở bên phải, màn hình được đặt ở bên phải hoặc ở phía đầu bệnh nhân để đảm bảo nguyên lý trục phẫu thuật [2]. Trục phẫu thuật là điểm giữa hai mắt của phẫu thuật viên, trường mổ và vị trí màn hình tạo thành một đường thẳng.
+ Gây mê toàn thân qua nội khí quản.
+ Đặt trocart. Trocart 10 đầu tiên được đặt ở vị trí cạnh rốn phía trên, qua đó bơm hơi vào ổ bụng với áp lực khoảng 12mmHg. Đưa camera vào ổ bụng qua trocart 10 cạnh rốn quan sát, đánh giá toàn bộ ổ bụng cũng như kích thước vị trí nang gan và từ đó xác định vị trí đặt các trocart tiếp theo. Số lượng trocart đặt có thể từ 3 đến 5 trocart (tùy thuộc vào vị trí nang gan).
+ Thời gian phẫu thuật được tính từ khi rạch da đặt trocart đầu tiên đến khi kết thúc đóng thành bụng lỗ trocart cuối cùng.
+ Xác định tổn thương trong mổ: Vị trí, kích thước nang, các tổn thương phối hợp.
+ Các bước tiến hành: chọc hút nang, cắt chỏm nang kèm theo đốt niêm mạc nang bằng dao điện hay bằng dung dịch cồn tuyệt đối hoặc bằng dung dịch betadine, cắt chỏm nang có hay không đặt mạc nối lớn vào nang, cắt bỏ nang gan hoặc cắt một phần gan có nang.
- Tai biến và biến chứng trong mổ + Chảy máu.
+ Tổn thương đường mật. + Tổn thương các tạng lân cận.
- Cách xử trí tổn thương:
+ Chọc hút nang: sau khi đánh giá xác định vị trí nang nằm ở phân thùy nào của gan, ta dùng móc đốt điện chọc thủng nang và dùng máy hút hút bớt dịch trong nang để làm xẹp bớt nang.
+ Cắt chỏm nang: được thực hiện sau khi chọc hút bớt dịch nang, đường cắt được thực hiện sát ranh giới giữa phần thành chỏm nang và tổ chức nhu mô gan lành. Sau khi cắt chỏm nang, diện cắt được kiểm tra cầm máu kỹ bằng dao điện.
+ Đốt niêm mạc nang: đây là kỹ thuật dùng dao điện đốt phần niêm mạc nang còn lại hoặc dùng dung dịch cồn tuyệt đối hay dung dịch betadine để diệt phần niêm mạc nang còn lại sau khi cắt chỏm nang, nhằm giảm sự tiết dịch nang ở phần niêm mạc nang còn lại.
+ Đặt mạc nối lớn vào nang: sau khi cắt chỏm nang, ta phẫu tích cuống mạc nối lớn và đưa lên đặt vào phần nang còn lại, có thể cố định mạc nối lớn vào nhu mô gan bằng cách khâu hoặc kẹp clip.
+ Cắt bỏ nang: là kỹ thuật bóc tách toàn bộ vỏ nang khỏi nhu mô gan lành, đây là một kỹ thuật rất khó thực hiện trong phẫu thuật nội soi và có nguy cơ chảy máu rất cao.
+ Cắt một phần gan có nang: đây là một can thiệp ngoại khoa ít được áp dụng trong phẫu thuật nội soi điều trị bệnh nang gan, nó chỉ được chỉ định trong những trường hợp nhiều nang tập trung ở một thùy gan hoặc nang quá lớn có nguy cơ thâm nhiễm cuống mạch ở gan. Tuy nhiên để thực hiện được qua nội soi yêu cẫu phẫu thuật viên có kinh nghiệm và có các phương tiện hỗ trợ như khác như dao siêu âm, stapler...
Cắt chỏm nang Cắt chỏm nang+ĐMNL - Tỷ lệ thành công và thất bại (chuyển mổ mở).
- Tổn thương giải phẫu bệnh lý vỏ nang: tất cả chỏm nang cắt ra được làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.