Thu gom và vận chuyển CTR

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện cẩm giàng thể hiện bằng GIS (Trang 54 - 58)

- Phương pháp này sử dụng các nguyên lý, tính chất vật lý/ hóa học của quá trình công nghệ.

e.Thu gom và vận chuyển CTR

- Công việc thu gom, vận chuyển CTR đô thị phải tiến hành hàng ngày theo

nguyên tắc CTR thải ra trong ngày nào phải được thu gom và vận chuyển đi trong ngày đó. Công tác thu gom cần tiến hành theo từng khu vực với lịch trình thu gom và vận chuyển chuẩn xác về thời gian. Trên cơ sở khối lượng chất thải, loại chất thải, nguồn phát sinh, cự ly và thời gian từ từng khu vực thu gom tới trạm trung chuyển, từ trạm trung chuyển tới bãi chôn lấp hoặc cơ sở xử lý để xác định công nghệ thu gom và vận chuyển tối ưu, từ đó có kế hoạch nâng cấp tiến tới tiêu chuẩn hóa công nghệ và trang thiết bị. Với các đường phố chính, các quảng trường là bộ mặt của đô thị cần phải trang bị các xe quét, hốt rác chuyên dùng.

- Tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, tình trạng đường phố, mật độ dân

gom: thu gom qua từng nhà, thu gom theo các điểm tập kết, thu gom theo các phương thức trung gian. Duy trì việc thu gom CTR ở các đường phố hẹp và ngõ bằng các xe đẩy tay, nhưng các thùng chứa trên xe phải được cải tiến hợp lý để có thể cơ giới hoá khi đổ vào các điểm chứa trung gian hoặc đổ lên xe cơ giới.

- Việc gom CTR ở các khu tập thể cao tầng, công sở, chợ, nơi công cộng phải thực hiện bằng các thùng chứa tiêu chuẩn hóa có nắp che. Điểm đặt thùng chứa phải thuận tiện cho người dân đổ CTR và việc vận chuyển của các đơn vị chuyên ngành.

- Các CTR nguy hại bắt buộc phải đăng ký tỉ mỉ thành phần và nơi phát sinh

phải tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi

quản lý của cơ sở mình, công nghệ xử lý chất thải trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Các thùng chứa CTR nguy hại phải được

sơn màu đặc biệt. Trong trường hợp không tự xử lý được, cơ sở phải ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành.

- Với các đô thị và khu CN lớn, xa địa điểm xử lý (> 20 km), cần thiết phải xây dựng trạm trung chuyển nhằm sử dụng có hiệu quả các xe nén ép rác. Trong trường hợp này các xe nén ép rác chỉ vận chuyển từ điểm thu gom tới trạm trung chuyển, từ trạm trung chuyển đến các khu xử lý phải sử dụng xe tải chuyên dùng.

- Trang bị đồng phục và phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân, kể cả

biển hiệu để làm tăng thêm ý thức trách nhiệm và tạo khả năng giám sát của nhân dân, góp phần cải thiện mỹ quan và văn minh đô thị.

KẾT LUẬN

Huyện Văn Giang là huyện có nền kinh tế phát triển khá mạnh trên mọi mặt, trong đó chiếm ưu thế nhiều hơn cả là công nghiệp và nông nghiệp.

Y tế là ngành phát sinh một lượng không nhỏ CTRNH. Đó cũng là nguyên nhân khiến tổng lượng CTR trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng về số lượng và chủng loại.

Đồ án chuyên nghành Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng

CTR phát sinh cho huyện Văn Giang. thể hiện bằng GIS.nhằm mục đích thống kê, tính toán xác định nguồn, lượng loại chất thải rắn phát sinh trong địa bàn Huyện. Thể hiện bằng GIS; làm công cụ hỗ trợ cho việc lập báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường, cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rác thải của Huyện .

Thông qua đồ án, sinh viên có thể nắm bắt rõ được nguồn gốc, hiện trạng, số lượng, chủng loại cũng như tính chất của CTR phát sinh trên địa bàn huyện; từ Văn Giang đưa ra những đề xuất thích hợp cho việc quản lý nguồn thải, xử lý chất thải.

Ngoài ra, việc ứng dụng GIS và Excels trong việc xử lý số liệu giúp rèn luyện cho sinh viên về kỹ năng thao tác tính toán; thấy được lợi ích to lớn của GIS cùng với ứng dụng của nó trong quản lý nguồn thải CTR nói riêng và quản lý môi trường nói chung.

Trong quá trình làm bài tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến vô cùng tận tình và kỹ lưỡng của Thầy giáo: Đàm Quang Th; Thầy Tạ Đăng Thuần; Thầy giáo Lê Thành Huy. Nhờ có sự giúp đỡ của cácThầy mà em đã hoàn thành tốt đồ án được giao. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy!

Em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, ngày 06 tháng 04 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị KHiên

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Giáo trình: “Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại”-TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH , VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG- ThS, NCS Võ Đình Long, ThS Nguyễn Văn Sơn.

2. Quyết định số: 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải rắn y tế.

3. Một số thông tư và báo cáo liên quan tới quản lý CTR.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện cẩm giàng thể hiện bằng GIS (Trang 54 - 58)