Xử lý CTR bằng phương pháp đốt:

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện cẩm giàng thể hiện bằng GIS (Trang 50 - 53)

- Phương pháp này sử dụng các nguyên lý, tính chất vật lý/ hóa học của quá trình công nghệ.

c)Xử lý CTR bằng phương pháp đốt:

Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn. CTR đô thị ở việt Nam có độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900-1100 Kcal/kg) vì vậy trong quá trình đốt phải sử dụng nhiên liệu bổ sung như than, dầu hoặc khí thải. Việc đốt CTR chỉ có hiệu quả khi nhiệt trị của CTR đạt mức tối thiểu 1800 Kcal/kg. Tuy nhiên

nếu xuất hiện các điều kiện thuận lợi về đầu tư như: Đầu tư nước ngoài dưới dạng BOT, đầu tư với vốn ODA và gần các nguồn nguyên liệu như than, Pdầu, khí đốt thì có thể áp dụng phương pháp này để thu hồi năng lượng dưới dạng điện năng thương phẩm. Các loại lò đốt nhỏ đa buồng có nhiệt độ trong buồng đốt thích hợp và có hệ thống xử lý khói, bụi, mùi hiện đại cần được đầu tư xây dựng để thiêu đốt chất thải bệnh viện và chất thải nguy hại.

* Xử lý CTR nguy hại

CTR nguy hại cần được xử lý theo tính chất và thành phần của chúng. Tùy thuộc vào đặc tính lý, hóa, sinh học của CTR nguy hại mà lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Việc quản lý CTR nguy hại nói chung và xử lý CTR nguy hại nói riêng phải tuân thủ theo: “Quy chế quản lý chất thải nguy hại” đã được chính phủ ban hành.

* Định hướng về công nghệ xử lý CTR cho các đô thị và khu CN ở các vùng:

- Các khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các nhà máy chế biến

nông sản như: rau quả, tôm, cá, thịt đông lạnh, xay xát, đường, thuộc da... Đặc điểm đặc trưng nhất của CTR đô thị và khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là có thành phần hữu cơ rất cao, thuận lợi cho việc chế biến làm phân bón cung cấp cho nhu cầu nhà vườn và trồng rẫy của vùng. Để hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng bất lợi của CTR vào mùa mưa lũ, công nghệ xử lý CTR cho các đô thị và khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được định hướng như sau:

+ Ưu tiên phương pháp chế biến CTR đô thị làm phân bón bằng dây chuyền thiết bị đồng bộ, tuỳ theo quy mô của từng đô thị để lựa chọn công suất cho phù hợp. + Xử lý bằng phương pháp đốt CTR bệnh viện và chất thải nguy hại với các lò đốt đa buồng hiện đại.

+ Chỉ chôn lấp các CTR như: phế thải xây dựng, các thành phần trơ được tách ra trong quá trình sản xuất phân bón và tro của các lò đốt CTR. Việc chôn lấp được tiến hành theo từng ô trong các bãi chôn lấp an toàn có để bao, chống thấm thành và đáy bãi.

- Các đô thị và KCN ở các vùng còn lại trong cả nước, tuỳ theo đặc thù tự nhiên và kinh tế xã hội có thể lựa chọn 1 hoặc đồng thời tất cả các công nghệ xử lý CTR.

- Các cụm đô thị gồm 1 đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh trong vòng bán kính 30- 40 km có thể quy hoạch chung một khu xử lý CTR liên hợp.

5.2.2. Những giải pháp về mặt quản lý:

Chính sách quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp sẽ được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ khuyến khích sang ép buộc. Những định hướng lớn về chính sách quản lý CTR nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung gồm:

- Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công

nghiệp chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, không phát sinh hoặc phát sinh ít chất thải. Khoản trợ cấp này được tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi công nghệ sạch với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu suất cao. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng với các loại chất thải phát sinh, nhất là chất thải nguy hại và CTR không phân hủy được.

- Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý CTR cần có trợ giúp từ ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc phải tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.

- Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề. Xét về tổng thể thì những người thu nhặt phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý CTR vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn CTR để đưa vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và quản lý.

- Kiên quyết xử ý các vi phạm Luật bảo vệ môi trường, quy chế, quy tắc vệ sinh đô thị, có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng.

5.2.3. Đề xuất các chiến lược, kế hoạch thực hiện các giải pháp để tăng cườngcông tác quản lý CTR: công tác quản lý CTR:

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện cẩm giàng thể hiện bằng GIS (Trang 50 - 53)