Những giải pháp về mặt công nghệ:

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện cẩm giàng thể hiện bằng GIS (Trang 48 - 50)

- Phương pháp này sử dụng các nguyên lý, tính chất vật lý/ hóa học của quá trình công nghệ.

5.2.1.Những giải pháp về mặt công nghệ:

b) Ứng dụng GIS quản lý nguồn thải:

5.2.1.Những giải pháp về mặt công nghệ:

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều các phương pháp xử lý CTR khác nhau. Phương pháp xử lý áp dụng phụ thuộc vào CTR (thành phần, nguồn gốc…) và điều kiện tự nhiên, kinh tế của mỗi quốc gia.

Có 3 phương pháp xử lý CTR chính: chôn lấp, thiêu đốt và sử dụng làm phân vi sinh.

Một số khái niệm:

- Chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên. - Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4 . Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh CTR vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.

- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là: “Khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn

lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp CTR bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc…”

Phương pháp chôn lấp:

Đây là phương pháp mà tất cả các đô thị ở Việt Nam đang áp dụng và cho phép duy trì tới năm 2005 với những cải tiến kèm theo:

- Làm hàng rào ngăn cách bãi chôn lấp bằng cách trồng cây (cây bụi và cây lớn) vừa có tác dụng hạn chế ô nhiễm vừa cải tạo cảnh quan cho khu vực.

- Khi đóng cửa bãi chôn lấp, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để chống ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

* Chôn lấp hợp vệ sinh:

Là phương pháp thích hợp nhất cho các đô thị và khu CN ở Việt Nam, trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng thích hợp (diện tích đủ lớn, nguy cơ gây ô nhiễm ít). Khi bãi chôn lấp đã đầy và hết lún sẽ trở thành nơi trông cây xanh. Có thể kết hợp nghiền CTR trước khi chôn và sử dụng phương tiện đầm nén chuyên dùng để giảm thể tích, tiết kiệm diện tích bãi chôn. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:

- Vị trí bãi chôn lấp phải được khảo sát kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nguy cơ cháy, nổ do khí thải...

- Diện tích bãi phải đủ lớn để có thể chôn lấp CTR trong thời gian tối thiểu 20- 25 năm.

- Xử lý chống thấm phần đáy và thành bãi chôn lấp, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.

- Bãi chôn lấp phải được phân theo từng ô với diện tích phù hợp để chôn lấp các loại CTR khác nhau.

- Có hệ thống thụ động thoát khí thải sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện cẩm giàng thể hiện bằng GIS (Trang 48 - 50)