PHÂN TÍCH SWOT

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bán hàng của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh toàn mỹ chi (Trang 32 - 35)

Ma trận này dùng để tổng hợp các cơ hội và những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài, cũng như các điểm mạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong và từ đó hình thành các phương án chiến lược thay thế. Để hiểu hơn về phương pháp SWOT, sau đây là phân tích cho sản phẩm của công ty:

2.5.1. Điểm mạnh

Toàn Mỹ đã 4 năm liền đạt doanh hiệu “ Thương hiệu nổi tiếng” và 11năm liền đạt doanh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”

Được đánh giá là thương hiệu lâu năm có uy tín.

Chế độ bảo hành và khâu chăm sóc sau khi bán được đánh giá cao. Hệ thống bán hàng rộng khắp cả nước.

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình và có tinh thần đoàn kết cao.

Nguồn tài chính ổn định.

Sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại và luôn cải tiến liên tục. Chất lượng sản phẩm được đánh giá cao.

Giá sản phẩm cao hơn đối thủ.

Mức độ xâm nhập vào thị trường kém hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hệ thống trưng bày sản phẩm còn hạn chế.

Hệ thống phân phối rộng nên khó khăn trong việc quản lý. 2.5.3. Cơ hội

Cơ hội để mở rộng thị trường nâng cao doanh số bán.

Dựa trên thế mạnh từ thương hiệu đã có uy tín để cạnh tranh với đối thủ và thu hút khách hàng từ đó tạo hình ảnh sản phẩm có chất lượng và độ bền cao hơn.

Tỷ lệ nhận biết sản phẩm Toàn Mỹ khá cao khi được nhắc đến hoặc khi có nhu cầu, đây là thị trường để phát triển sản phẩm lớn với mức độ sử dụng sản phẩm Inox ngày càng cao.

Sự quan tâm của các cơ quan nhà nước.

Các khu đô thị mới và khu xây dựng mọc lên ngày càng nhiều. Sự hỗ trợ từ các ngân hàng.

2.5.4. Rủi ro

Gia nhập WTO, thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành hàng, cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Giá sản phẩm vẫn còn ở mức cao.

Các tin đồn tiêu cực cũng là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh.

Nguy cơ giảm giá thương hiệu trong tương lai, nếu không nhanh chóng tạo chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và tạo sự khác biệt về sản phẩm và sự nổi bật về thương hiệu.

Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và ngày càng có nhiều đối thủ cùng ngành hàng xuất hiện.

2.6. ĐÁNH GIÁ SWOT

SO: Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Phát huy thế mạnh là thương hiệu nổi tiếng và hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền để khai thác cơ hội.

Phát huy thế mạnh là thương hiệu lâu năm uy tín, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình để xâm nhập vào các thị trường tiềm năng như các đô thị mới hoặc các khu xây dựng.

Hệ thống phân phối rộng là điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

ST: Phát huy điểm mạnh để hạn chế rủi ro.

Phát huy thế mạnh là “ Thương hiệu nổi tiếng” và “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhiều năm liền để cạnh tranh với đối thủ.

Chế độ bảo hành và dịch vụ sau khi bán hàng để cạnh tranh về giá cả sản phẩm.

Lấy thương hiệu lâu năm uy tín, sản phẩm chất lượng và chế độ bảo hành để hạn chế tin đồn.

WO: Tận dụng cơ hội khắc phục điển yếu.

Tận dụng thế mạnh là thương hiệu lâu năm uy tín để phát triển ở các thị trường tiềm năng.

Tỷ lệ người nhận biết về sản phẩm cao và uy tín thương hiệu để làm thước đo cho giá sản phẩm.

Tận dụng sự hỗ trợ của ngân hàng để mở rộng hệ thống trưng bày. WT: Khắc phục điểm yếu và hạn chế rủi ro.

Tăng năng suất sản xuất, hạn chế chi tiêu để hạ giá thành sản phẩm.

Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có kinh nghiệm, tạo môi trường làm việc năng động, kích thích và tạo động lực nhiệt tình làm việc cho đội ngũ nhân viên của công ty.

Đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, huy động tài chính để đào tạo và mở rộng sản xuất đồng thời tăng cường sức cạnh tranh.

Mở rộng của hàng trưng bày để tăng cường quảng bá thương hiệu và tạo ưu thế cạnh tranh.

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TOÀN MỸ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bán hàng của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh toàn mỹ chi (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)