4.3.1. Số giờ ngũ trong ngày
Khi theo dõi gần 500 người tuổi từ 27 đến 40 trong vòng 13 năm, Hasler và cộng sự nhận thấy những người tăng cân nhiều nhất thường ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Thời gian ngủ trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu giảm từ 7,7 giờ xuống 7,3 giờ, còn nam giới là từ 7,1 giờ xuống 6,9 giờ. Trong suốt 13 năm, mức tăng cân trung bình của họ là 2,17 kg. Tác giả nhận đình rằng Trong giấc ngủ, một hóa chất gọi là leptin sẽ được giải phóng, với nhiệm vụ thông báo khi nào cơ thể tích đủ mỡ. Thiếu ngủ sẽ làm lượng chất này suy giảm, gây kích thích cảm giác thèm ăn vô kiểm soát. Giả thuyết thứ hai đã nhận được sự ủng hộ của chuyên gia về giấc ngủ Sanjay Patel đến từ Đại học Harvard. Theo ông, có rất nhiều hóa chất và hoóc môn kiểm soát cảm giác thèm ăn và tăng cân. “Chúng rất dễ bị thay đổi khi thời gian ngủ giảm đi chỉ 1 hoặc 2 tiếng”. Mỗi người có nhu cầu riêng về giấc ngủ, có người chỉ cần 3 tiếng, có người lại cần tới 11 tiếng một đêm [35]. Trên đây là giả thuyết đang còn tranh cãi. Ở Việt Nam thường có quan niệm theo suy nghĩa truyền thống là người béo phì do “ăn no, ngũ kỹ”.
Đo đó, qua bảng 3.11 cho thấy giấc ngủ trung bình đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 8,56 ± 1,38 giờ / ngày, thời gian ngủ tối đa là 14 giờ/ngày và tối thiểu 4 giờ/ngày. Ở ngưỡng ngủ 6-7 giờ ngày có 17 trường hợp chiếm 2,8%, ngưỡng thời gian ngũ 7-8 giờ ngày có tỷ lệ 74,1% và ngưỡng 8-9 giờ ngày chiếm 23,1%. Phải chăng thời gian ngũ ít, cũng như nhiều đều có thể gây thừa cân và béo phì ?. Theo bảng 3.4 thì tỷ lệ thừa cân và béo phì là 23,6%. Điều này có thể nhận định rằng ăn ngũ đều độ có thể tạo một cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo Võ Thị Diệu Hiền (2007) nghiên cứu thừa cân béo phì nhóm học sinh 11- 15 tuổi cho thấy số giờ ngủ ban đêm ở nhóm trẻ béo phì là 7,52±0,8 giờ/đêm thấp hơn so với nhóm chứng 8,94± 0,7 giờ/ đêm với p< 0,01, đều này có lẽ sẽ củng cố
quan niệm ngũ ít dễ gây bệnh béo phì ? [8]. Phạm Văn Dũng tại Huế [6] đều ghi nhận số giờ ngủ của nhóm trẻ béo phì thấp hơn có ý nghĩa so vói nhóm chứng.