Tỷ vòng bụng/vòng mông (VB/VM) là mộ trong những chỉ số nhân trắc được sử dụng khá rộng rãi để đánh giá béo phì dạng nam và các yếu tố liên quan của các bệnh mạn tính hay trong chẩn đoán hội chứng chuyển hóa ở người trưởng thành [4],[7],[25],[27].
Giá trị tin cậy của chỉ số này là đánh giá tỷ lệ mỡ trong cơ thể một cách khá chính xác, theo đó những người nam giới có tỷ VB/VM > 0,90 và những người nữ giới có tỷ VB/VM > 0,85 đều được xem là béo phì dạng nam [4].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ béo phì dạng nam theo tỷ vòng bụng, vòng mông (VB/VM) là 51,11% ở nam giới thấp hơn nữ giới là 82,34%.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Bàng (2004) [3] thì tỷ lệ này là 10,52% ở nam giới và nữ 63,27% thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cho thấy thời điểm nghiên cứu của chúng tôi hiện nay là năm 2011 với đời sống kinh tế người dân càng lên cao thì tỷ lệ béo phì cũng tăng thêm là điều có thể lý giải được.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh [8] tỷ lệ này là 10,34% ở nam giới và theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc
và cộng sự [18] tỷ lệ là 33,6% ở nữ giới đều thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của Trần Đình Toàn [16] thì tỷ lệ này là 42,8% ở nam giới và 47,8% ở nữ giới đều thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
4.1.4. Béo phì theo tỉ lệ chất béo (TLCB) theo giới
Qua bảng 3.7 cho thấy có 213 trên 225 số nam có béo phì theo tỉ lệ chất béo chiếm 34,9%, đối với nữ có 36 trường hợp có béo phì theo tỷ lệ chiếm 5,8%. Sự khác biệt về tỷ lệ chất béo giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).