Ở biểu đồ 3.7 cho thấy tương quan giữa vòng bụng và tỉ lệ chất béo (TLCB) là tương quan thuận vừa ở nam giới với phương trình hồi quy là y=0,2657x - 2,7077 và hệ số tương quan r=0,575.
Ở biểu đồ 3.8 cho thấy tương quan giữa vòng bụng và tỉ lệ chất béo (TLCB) là tương quan thuận khá ở nữ giới với phương trình hồi quy là y=0,2739x + 0,8614 và hệ số tương quan r=0,581
Như vậy, ngoài các chỉ tiêu nhân trắc thường được sử dụng để đánh giá béo phì như chỉ số khối cơ thể (BMI), tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM), chỉ số dày bụng (ASD) thì khi đánh giá béo phì dựa vào TLCB sẽ đáng tin cậy hơn nếu kết hợp với số đo vòng bụng.
4.2.3. Tƣơng quan giữa tỉ vòng bụng/vòng mông (VB/VM) và tỉ lệ chất béo (TLCB) (TLCB)
Ở biểu đồ 3.9 tỷ VB/VM của nam có tương quan thuận vừa với TLCB với phương trình hồi quy là y=23,902x – 3,03 và hệ số tương quan r = 0,357
Ở biểu đồ 3.10 tỷ VB/VM của nữ có tương quan thuận yếu với TLCB với phương trình hồi quy là y=20,43x +311,808 và hệ số tương quan r = 0,29
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu bước đầu đánh giá một phương pháp mới trong chẩn đoán béo phì đó là tính tỉ lệ chất béo trong cơ thể dựa vào các chỉ số đơn giản như chỉ số khối cơ thể (BMI) và độ tuổi, cách tính này rất dễ áp dụng trong cộng đồng.
Tuy nhiên phương pháp mới này không thể thay thế máy X quang (DXA) vì vẫn còn một số sai sót nhỏ khi tiến hành nghiên cứu, do đó một số chẩn đoán có thể thiếu tính chính xác.
Hơn nữa, đây mới là đánh giá bước đầu với số đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn chế niên để củng cố thêm giá trị của phương pháp này chúng tôi cần phải có nhiều thời gian hơn, nghiên cứu với đối tượng phong phú hơn và phạm vi nghiên cứu rộng hơn.