CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thực vật tường an (Trang 47 - 48)

Với quy trình công nghệ tinh luyện dầu như hiện nay thì nhà máy dầu Phú Mỹ nói riêng và công ty cổ phần dầu thực vật Tường An về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ dầu trên thị trường. Tuy nhiên với khoa học công nghệ ngày càng phát trển như hiện nay thì nhà máy dầu Phú Mỹ còn phải không ngừng nâng cao, phát triển hệ thống làm việc. Đặc biệt trong các lĩnh vực sau:

- Thiết bị máy móc: thay thế mới một số máng chứa dầu ở công đoạn lọc (khâu xử lý sơ bộ). Tự động hóa liên tục hệ thống từ xử lý sơ bộ sang hydrat hóa, tránh thời gian lưu dầu giữa hai công đoạn.

- Quản lý công nhân: tăng cường thêm công nhân ở các ca trực đêm trong phòng kiểm tra chất lượng để đảm bảo việc kiểm tra dầu là chính xác. Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân viên để họ phát huy hết tiềm năng lao động.

- Điều kiện vệ sinh: do không phải quy trình sản xuất nào cũng hoàn thiện 100% nên việc rò rỉ dầu và phát sinh các mùi ôi là không thể tránh khỏi do đó cần phải có hệ thống hút lọc không khí tại các khu vực có lao động làm việc để đảm bảo sức khỏe cho công nhân và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hệ thống tinh luyện dầu là tự động hóa, khâu tổ chức, bố trí lao động là phù hợp với yêu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân tham gia hoạt động tích cực, hiệu quả, đảm bảo uy tín, thương hiệu “Tường An” trên thị trường.

Không chỉ dừng lại ở đó mà công ty, nhà máy cũng cần có một đội ngũ nghiên cứu các sản phẩm mới, các sản phẩm có sự kết hợp các đặc tính tốt của các loại dầu, cho ra các sản phẩm có chất lượng cao và an toàn với người sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2003), Kỹ thuật trồng đậu nành, NXB Nông Nghiệp.

[2]. Tâm Diệu (2007), Đậu nành nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo.

[3] Trần Thanh Trúc, Giáo trình công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm, NXB thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2005.

[4] Tài liệu đào tạo công ty cổ phần dầu thực vật Tường An

[5]. Nurhan Turgut Dunford (2004) “Nutritionally Enhanced Edible Oil and

Oilseed Processing”, AOCS Press Champaign, Illinois.

[6]. Lê Văn Việt Mẫn (2010),Công nghệ chế biến thực phẩm, Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[7]. Basic technical information,“Edible oils and fats refining”

[8]. Nguyễn Đức Lượng (1999), Công nghệ vi sinh vật (tập 3) - Thực phẩm lên

men truyền thống, Trường Đại học Kỹ thuật TP. HCM.

[9]. Lê Ngọc Tú, Bùi Đức Lợi, Lưu Duẩn, Ngô Hữu Hợp, Đặng Thị Thu, Nguyễn Trọng Cẩn (2001), Hóa học thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Quốc Thục Phương, báo cáo thí nghiệm thực phẩm 2. [11]. Đặc tínhcủalipidtronghạtcó chứadầu [12]. http://www.tuongan.com.vn [13]. http://thuvien24.com [14]. http://giaoan.violet.vn [15]. http://www.docs.vn [16]. http://ebookbrowse.com [17]. http://www.calofic.com.vn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thực vật tường an (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w