Bảng 3.3. Các thông số kỹ thuật của khâu khử mùi
Thông số kỹ thuật Đ ơ n vị Giá trị Nhiệt độ khử mùi 0 C 200 -2500C Lưu lượng dầu L ít/ gi ờ 2000 -4000 Lò hơi cao áp H 0,89 Thời gian tạo áp lực chân không p hú t 120 Thời gian lọc G iờ 2 -2h30 Điện V on 220 Hơi K g/ c m 2 7 -8 Nước l 2 -2,5 b) Nguyên lý hoạt động.
Tháp khử mùi có 5 tầng. Được nối trực tiếp với hệ thống chân không đa cấp để duy trì độ chân không từ 5 -8 mmHg. Có hơi cao áp gia nhiệt cho tầng 2 và 3 của tháp.Dầu sau trung hòa, tẩy màu(dầu bán tinh luyện) được đưa vào hệ thống khử mùi( 5 tầng)dựa vào sự chênh lệch áp suất giữa bồn chứa và tháp khử mùi, áp suất chân không đạt 760mmHg, tại đây dầu được gia nhiệt lên khoảng 120 - 130oC. Dầu tiếp tục được gia nhiệtđến nhiệt độ 200 - 250oC. Khi đạt yêu cầu về nhiệt độ và áp suất
chân không, thì hơi quá nhiệt được phun trực tiếp với áp suất và lưu lượng theo qui định sẽ lôi cuốn mùi đặc trưng ra bên ngoài.Dầu di chuyển từ trên xuống, còn hơi khô được thổi từ dưới lên, diện tích tiếp xúc của 2 pha càng lớn thì khả năng loại bỏ mùi của dầu càng cao.
Khi hoạt động thiết bị phải luôn ở trạng thái chân không, không khí trong bồn được hút ra ngoài qua các ejector với lưu lượng và độ hút thích hợp.
Dầu vào mỗi tầng sẽ chảy theo đường xoắn ốc vào trung tâm tháp và dâng lên từ từ. Khi đến miệng ống chảy tràn thì dầu sẽ tràn qua tầng dưới.
Khi dầu đầy 30% mỗi tầng, mở hơi phun trực tiếp 3 - 4 bar vào các tầng. Khi dầu đạt 50% ở mỗi tầng thì mở hơi phun trực tiếp 8 bar. Hơi sẽ làm xáo trộn dầu, đồng thời lôi cuốn các chất gây mùi và các acid béo bay hơi theo.
Khi hơi bay lên chạm vào một nón chúp, phần dầu lẫn trong hơi sẽ rơi xuống. Còn hơi, chất mùi và acid béo tiếp tục bay lên. Acid béo tự do được bơm hồi lưu làm nguội xuống nhiệt độ 60 - 700C để ngưng tụ rồi lại vào tháp, dội xuống, tiếp xúc với hơi, chất mùi và acid béo bay lên. Hơi và chất mùi tiếp tục bay lên, acid béo dễ bị ngưng tụ và hồi lưu lại. Khi lượng acid béo đã đầy thì tháo acid béo ra ngoài vào bồn chứa.
Dầu sau khi đã khử mùi được đưa vào bồn giải nhiệt để hạ thấp nhiệt độ của dầu xuống dưới 70oC. Sau đó dầu đượcbơm vào máy lọc ép khung bản. Dầu sau khi lọc sạch được cho vào bồn chứa. Nếu dầu không đạt yêu cầu sẽ cho hồi lưu lại tầng 5.
3.2.9. Quá trình lọc tinh
Dầu sau khi khử mùi nhiệt độ còn rất cao, được tận dụng để gia nhiệt cho dầu thô và dầu sau khi tẩy màu xuống dưới 1000C, rồi vào tháp giải nhiệt bằng nước xuống khoảng 700C. Dầu sẽ đi qua 4 túi lọc vải an toàn. Trong 2 túi lọc dầu có bổ sung acid citric để giữ lại các kim loại có thể lẫn trong dầu, 2 túi lọc sau lọc an toàn. Lấy mẫu đem thử AV, PoV và màu tại phòng hóa nghiệm.
Nếu dầu tốt được bơm về bồn chứa; còn dầu không đạt tiêu chuẩn được bơm trả về để khử mùi lại.
3.2.10. Quá trình đóng dầu chai
• Mục đích: Để bảo quản, vận chuyển và lưu thông.
Vật liệu sử dụng bao bì plactic, PET (cứng, bền, chống dính), PP( chống oxi), EVOH( bao bì ghép, chống oxi).
• Yêu cầu đối với bao bì chứa đựng, bảo quản.
- Kín, tránh oxi vào oxi hóa dầu. - Không gây phản ứng với dầu. - Không tạo mùi.
- Không gây độc hại với người sử dụng. - Vật liệu bền, rẻ, hợp lý.
- Chống thấm khí, thấm dầu mỡ tốt.
- Hình dáng tiện lợi cho người sử dụng: eo thon phần tay cầm..
- Cấu tạo bao bì chứa đựng và bao bì bảo quản đảm bảo yêu cầu chất lượng yêu cầu cảm quan.
Chai đựng dầu thành phẩm là chai nhựa PET có thể tích 250 ml, 400 ml, 1 lit, 5 lit. Chai đã đạt tiêu chuẩn kiểm tra được đưa vào hệ thống hút bụi tự động và chai sẽ được dán nhãn,vỗ sạch bụi trước khi chuyển qua khâu đóng chai.
Dây chuyền đóng dầu thủ công
Hình 3.12. Dây chuyền rót dầu và đóng nắp thủ công
Dầu sau khi tinh chế sẽ được bơm theo đường ống vào các bồn chứa dầu. Dầu sẽ từ các bồn đi vào đường ống dẫn dầu trung tâm nằm chính giữa dây chuyền. Việc chiết rót được thực hiện thông qua các vòi rót dầu phân bố so le hai bên đường ống.
Công nhân sẽ ngồi 2 bên đường ống, dùng cót điều khiển lưu lượng vòi rót. Dầu sau khi rót đầy chai được chuyển qua đóng nắp và bỏ màng co ngay để tránh bụi bay vào dầu. Sau đó, chai dầu được đặt lên băng tải. Gần cuối băng tải được bố trí một máy in phun date đã được lập trình sẵn, sẽ in phun ngày sản xuất và hạn sử dụng lên chai dầu
Chai dầu tiếp tục theo băng tải ngang qua máy sấy màng co. Nhiệt độ sấy khoảng 250 - 300oC. Dưới tác dụng của nhiệt độ, màng co sẽ co chặt lại, ôm lấy cổ chai và nắp chai.
Phía cuối của dây chuyền là một bàn xoay tốc độ chậm. Tại đây công nhân sẽ kiểm tra lần cuối xem dầu có bị đục không, nhãn có bị ướt không, … rồi đóng vào thùng. Nếu phát hiện có sai sót thì chuyển lại về đầu dây chuyền để xử lý. Bộ phận KCS sẽ kiểm tra và cấp phiếu nhập kho.
Dây chuyền đóng dầu tự động
Hình 3.13. Dây chuyền rót dầu và đóng nắp tự động
Tương tự như dây chuyền đóng dầu thủ công. Chai sạch được xếp lên một bàn xoay, theo băng tải chuyển đến hệ thống rót dầu tự động. Hệ thống này được nối liền với bơm chân không. Chai chứa đầy dầu tiếp tục qua thiết bị đóng nắp chai tự động, máy phun in date, máy bỏ màng co và máy dán nhãn tự động. Cuối cùng chai dầu thành phẩm cũng được đóng thùng, bộ phận KCS kiểm tra lại, cấp phiếu nhập kho.
Tốc độ hệ thống rót dầu tự động tối đa là 58 chai/phút. Ý nghĩa của việc tinh chế dầu thực vật:
Dầu thô chứa một số tạp chất làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu sau khi bảo quản và sử dụng. Tạp chất trong dầu thô gồm gôm, sáp, acid béo tự do, tạp chất hữu cơ, các chất gây màu, gây mùi…
Quá trình tinh luyện sẽ loại các tạp chất trên ra khỏi dầu thô, đảm bảo yêu cầu chất lượng trong các lĩnh vực sử dụng.
Dầu mỡ sau khi tinh luyện cần đạt các yêu cầu sau: - Về màu sắc: màu vàng nhạt đến trắng, trong suốt.
- Về mùi vị: không có mùi vị ban đầu của dầu thô, không có mùi lạ.
- Về thành phần: loại trừ các tạp chất không cần thiết đến mức thấp nhất, đồng thời không được để lại các tạp chất sinh ra trong quá trình tinh luyện.
- Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp thực phẩm.