- LOG: Tình hình tồn kho đi trên đường
10 IMP DL123 GOLD 12X900g DLH 1250 860 12 259 11IMP DL123 GOLD 12X900g DLH
12 IMP DL123 GOLD 24X400g DLH - - - - 13 IMP DL123 GOLD 24X400g DLH 92 400 - 100 14 IMP DL456 GOLD 12X900g DLH 250 180 300 73 Tổng 6564 5765 5735 4680
Khi phòng kế hoạch ở Hà Nam được cung cấp bản kế hoạch sản xuất tổng thể và bản kế hoạch quay vòng 5 tuần, nhiệm vụ của nhân viên lập kế hoạch là:
- Vào thứ 6 hàng tuần sẽ lập ra bản kế hoạch sản xuất hàng tuần, trên bản kế hoạch sẽ có thời gian và số lượng cụ thể cho từng loại sữa. (Một bản kế hoạch hàng tuần của công ty được thể hiện chi tiết trong phần phụ lục)
- Lên kế hoạch chuyển hàng trong kho nội bộ
Còn nhiệm vụ của nhân viên kế hoạch nguyên vật liệu là:
- Dựa vào bản kế hoạch tổng thể để lên kế hoạch đặt hàng các nguyên vật liệu dài ngày. (Ví dụ: các nguyên liệu là chất phụ gia hay bao bì nhà cung cấp Sài Gòn…)
- Dựa vào bản kế hoạch quay vòng 5 tuần sẽ tính toán về số lượng và lên kế hoạch đặt hàng các nguyên vật liệu có thời hạn ngắn. (Ví dụ: bao bì carton, đường…)
Để lập được một bản kế hoạch hàng tuần nhân viên lập kế hoạch còn phải căn cứ vào số lượng từng loại sản phẩm còn lại trong kho Đà Nẵng và Hà Nam, để
từ đó tính toán số lượng các sản phẩm thừa thiếu, mặt hàng nào cần chuyển hàng gấp sẽ được ưu tiên sản xuất trước. Đồng thời dựa vào khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong tuần để điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong tuần một cách hợp lý.
3.5. Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích về công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty, có thể đưa ra những đánh giá khái quát về công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty như sau:
3.5.1. Một số ưu điểm
3.5.1.1. Kế hoạch sản xuất có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban
Kế hoạch sản xuất của công ty có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong nhà máy. Đó là sự phối hợp giữa phòng kế hoạch, phòng sản xuất, phòng kiểm tra chất lượng (QC) và kho.
Kế hoạch sản xuất phải dựa vào công suất hoạt động của các dây chuyền sản xuất, số lượng nhân công trên các dây chuyền. Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất hoạt động tốt sẽ làm cho kế hoạch sản xuất đạt đúng tiến độ. Bộ phận sản xuất là bộ phận trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất của bộ phận kế hoạch. Khi chuẩn bị ban hành kế hoạch sản xuất, bộ phận kế hoạch luôn liên lạc, bàn bạc trước với bộ phận sản xuất để họ chuẩn bị nhân lực, công suất máy móc đầy đủ cho sản xuất.
Phòng QC có quan hệ mật thiết với quá trình lên kế hoạch sản xuất. Nhân viên QC có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất, sau khi kiểm tra nếu nguyên vật liệu không đạt các tiêu chuẩn đề ra, phòng QC sẽ thông báo lại với phòng kế hoạch, để phòng kế hoạch điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cũng như lên kế hoạch nguyên vật liệu sản xuất. Trong khi kế hoạch được thực hiện, phòng QC cũng liên tục kiểm tra bán thành phẩm, nếu có bất cứ sai biệt nào báo lên cho ban lãnh đạo và bộ phận kế hoạch để sửa đổi kế hoạch kịp thời. Và sau khi, kế hoạch sản xuất đã cho ra thành phẩm, phòng QC kiểm tra đầu ra chặt chẽ, cho quyết định hàng được bán và chuyển đi các kho hay không? Dựa vào đó, phòng kế hoạch lên kế hoạch chuyển hàng cho hàng thành phẩm.
Để lập kế hoạch hàng tuần hay hàng tháng, cán bộ lập kế hoạch phải căn cứ vào lượng thành phẩm cũng như nguyên vật liệu tồn kho. Kho nguyên liệu và kho thành phẩm cũng có vai trò rất lớn trong việc lên kế hoạch của bộ phận kế hoạch. Kho nguyên liệu nhận nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chuyển hàng cho bộ phận sản xuất khi có yêu cầu, việc bố trí nhân sự phù hợp sẽ giúp kế hoạch sản xuất được thực hiện một cách trôi chảy. Kho thành phẩm nhận, lưu trữ hàng thành phẩm, sắp
xếp kho bãi cho sản phẩm được sản xuất theo kế hoạch, thực hiện việc bố trí phương tiện vận tải để chuyển hàng theo kế hoạch chuyển hàng thành phẩm của bộ phận kế hoạch.
Kế hoạch sản xuất được lập nên bởi sự kết hợp và hỗ trợ của các phòng ban có liên quan luôn mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất cho công ty Sữa Cô Gái Hà Lan.
3.5.1.2. Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trình lập kế hoạch
Công ty đã ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào quá trình lập kế hoạch sản xuất. Đặc biệt kế hoạch sản xuất được thực hiện và quản lý trên phần mềm hiện đại - phần mềm ứng dụng cho quản trị doanh nghiệp SAP (System Application Process). Việc ứng dụng phần mềm quản trị SAP giúp các nhân viên lập kế hoạch cập nhật các số liệu, thông tin một cách nhanh nhạy và chính xác, giúp cho họ tối ưu hóa kế hoạch và đạt hiệu quả cao.
3.5.2.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất logic và đội ngũ nhân viên có trình độ cao Kế hoạch sản xuất của công ty được lập trên một quy trình logic và rất khoa học. Quy trình lập kế hoạch sản xuất chỉ rõ trình tự thực hiện các công việc một cách dễ hiểu giúp nhân viên nắm bắt tốt các công việc của mình, và từ đó thực hiện tốt công việc được giao.
Một ưu điểm nữa trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty đó là kế hoạch sản xuất được lập bởi một đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Các nhân viên trong phòng kế hoạch đều là những nhân viên trẻ tuổi, được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trong nước. Họ là những người có niềm đam mê, nhiệt huyết và tận tình với công việc, luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. Hơn nữa họ thường xuyên được đào tạo những khóa học ngắn hạn và dài hạn để bổ sung thêm những kĩ năng làm việc và ứng dụng những công nghệ mới trong công việc. Vì thế nhân viên trong phòng kế hoạch làm việc ngày càng chuyên nghiệp và đạt được nhiều thành tích xuất sắc.
3.5.2. Một số tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty vẫn còn những tồn tại như sau:
3.5.2.1. Dự báo bán hàng không ổn định
Công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty trước hết phải căn cứ vào dự báo bán hàng của công ty. Tuy nhiên thị trường sữa ngày càng đa dạng, nhu cầu của người tiêu dùng có nhiều thay đổi khác nhau theo thị hiếu và theo mùa, do đó dự
báo bán hàng cũng thay đổi thường xuyên. Việc dự báo bán hàng thay đổi dẫn đến kế hoạch sản xuất của công ty buộc phải thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mà không làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
3.5.2.2. Mức tồn kho không ổn định
Bên cạnh đó mức tồn kho về nguyên vật liệu cũng như thành phẩm thường không ổn định trong các tháng, các tuần khác nhau. Lượng hàng tồn kho thay đổi nhiều dẫn đến số lượng sản xuất trong bản kế hoạch cũng phải thay đổi. Để đảm bảo được số lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường thì bộ phận lập kế hoạch sản xuất phải điều chỉnh số lượng một cách hợp lý.
3.5.2.3. Áp lực từ nhà cung cấp
Một tồn tại nữa cũng là khó khăn trong công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty đó là áp lực từ nhà cung cấp. Một số nguyên vật liệu chỉ có một nhà cung cấp duy nhất, dẫn đến hiện tượng độc quyền, do đó công ty phải bị áp lực về giá cả cũng như những khó khăn khác về việc giao hàng. Khi bị ảnh hưởng bỡi độc quyền thì một khi nhà cung cấp không đủ khả năng cung cấp cán bộ kế hoạch buộc phải thay đổi kế hoạch sản xuất của mình. Bên cạnh đó các nhà cung cấp vẫn còn tình trạng giao hàng chậm trễ, giao hàng với số lượng thiếu hay hàng bị lỗi kém chất lượng phải trả về. Nhà cung cấp giao hàng chậm trễ, thiếu số lượng, hay hàng kém chất lượng sẽ không thể cung ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất, đồng nghĩa với việc công ty không thực hiện được đúng với kế hoạch sản xuất đã đề ra. Do đó, nhiều trường hợp bộ phận kế hoạch phải điều chỉnh kế hoạch gấp, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như hiệu quả của công tác sản xuất.
Ngoài những nguyên vật liệu công ty có thể mua từ trong nước, còn hầu hết các nguyên liệu sữa công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong quá trình nhập khẩu hàng nguyên liệu thô và các chất phụ gia còn gặp nhiều rắc rối với các thủ tục hải quan, phương tiện vận chuyển. Là loại hàng hoá không chủ động được trong nước, quá trình mua hàng không được linh hoạt, dễ dàng, do vậy bộ phận kế hoạch phải có những phương án để phòng ngừa lúc có những vấn đề xấu xảy ra.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY