Những bất cập trong việc ứng dụng các công cụ phái sin hở thị trường

Một phần của tài liệu tiểu luận môn học quản trị rủi ro ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại việt nam (Trang 46 - 50)

Trong khi sự phát triển các công cụ tài chính mới được xem là một trong

4 0 0 2 0 0 0 - 2 0 0 9 5 - 4 0 0 - 6 0 0 - 8 0 0 - 1 0 0 0 Đ i ể m h ò a v ố n t ạ i g i á $ 1 1 1 . 5

năm bài học rút ra từ sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Mỹ trong suốt 5 năm (2000 – 2005), Theo nhiều ý kiến khác nhau từ các chuyên gia kinh tế, các công cụ tài chính mới đặc biệt là công cụ tài chính phái sinh không chỉ cho phép các ngân hàng phòng ngừa rủi ro mà còn là một trong

những dịch vụ có tỷ lệ sinh lời có nhất. Vậy tại sao những công cụ này lại chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam?

Theo các chuyên gia ngân hàng, hợp đồng phái sinh xăng dầu có thể giải quyết vấn đề tăng giá xăng dầu, thay vì Chính phủ phải bù giá vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu để ổn định giá xăng dầu trên thị trường. Cụ thể, thay vì mua hợp đồng mua ở mức giá hiện tại, chỉ cần các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu mua hợp đồng kỳ hạn xăng dầu tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định thì mọi sự biến động về giá xăng dầu quốc tế sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch giá của doanh nghiệp.

Để phòng ngừa rủi ro vượt dự kiến của doanh nghiệp, nhiều sản phẩm phái sinh như giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures) đã được một số ngân hàng triển khai như Vietcombank, BIDV, Techcombank, HSBC… Tuy nhiên, theo số liệu của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ doanh thu từ các sản phẩm phái sinh trên tổng doanh thu của các ngân hàng thương mại trong các năm 1995, 2000 và 2006 chỉ là 11,7%, 15,4%, và 17,5%. Trong khi đó, theo báo cáo của IMF, thị trường phái sinh quốc tế có sự tăng trưởng rất mạnh, tính riêng từ đầu năm 2007 đến nay đã tăng 30% và đạt quy mô khoảng 370 tỷ USD. Với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định thì tiềm năng của thị trường phái sinh Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, Việt Nam có trên 7.000 doanh nghiệp có quy mô vốn 30 - 50 tỷ đồng/doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó việc sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều những rào cản là do sản phẩm phái sinh phức tạp nên hiện nay, các doanh nghiệp trong nước vẫn ngại sử dụng. Thêm vào đó, hiểu biết của doanh nghiệp về các sản phẩm này vẫn còn rất hạn chế. Ngân hàng HSBC tại Việt Nam, sau 2 năm triển khai các sản phẩm phái sinh, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng. Có trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền, ngân hàng này mất tới 6 tháng để giải thích, thoả thuận với khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng vẫn còn yếu trong tuyên truyền, tiếp cận khách hàng. Lãnh đạo của một ngân hàng quốc doanh cho biết, lý do một phần vì doanh thu của các sản phẩm phái sinh vẫn còn hạn chế nên các ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, các điều kiện của thị trường hiện nay chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh.

Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực

hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VND.

Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN), tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hoán đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch toán từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.

Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ 1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.

Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nước ngoài. Thời hạn của giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông Bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên.

Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ này.

cụ phái sinh chủ yếu vẫn là các ngân hàng nước ngoài và NHTMCP. Có thể kể ra một số nghiệp vụ phái sinh chủ yếu đã được áp dụng ở các ngân hàng tại Việt Nam như: ACB với quyền chọn vàng (Gold option), quyền chọn ngoại tệ (Currency option); Eximbank với dịch vụ quyền chọn ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, giao dịch hoán đổi, giao dịch giao ngay; HSBC với hoán đổi lãi suất, quyền chọn ngoại tệ; Techcombank với dịch vụ môi giới Future cà phê…

Có thể thấy, các sản phẩm phái sinh còn rất nghèo nàn, đặc biệt là sự tham gia của các NHTMQD rất ít, chỉ mới ở một số nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn giữa VNĐ và USD, còn các loại ngoại tệ khác hầu như chưa thực hiện. Sở dĩ có tình trạng trên là do các nguyên nhân sau:

- Nhân sự của các NHTMQD thường làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít chịu tiếp thu cái mới, thiếu sự năng động, nhạy bén, trong khi sản phẩm phái sinh là những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao.

- Do mạng lưới của các NHTMQD trải rộng khắp cả nước, với hơn 100 chi nhánh, do đó nếu muốn triển khai thì đòi hỏi trình độ giữa các chi nhánh phải tương đồng, điều này rất khó xảy ra. Có thể sản phẩm phái sinh sẽ chỉ được thực hiện tại một số tỉnh, thành lớn, nhưng như thế sẽ tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các chi nhánh.

- Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa hoà nhập với thị trường tiền tệ thế giới, do đó tạo nên sự ổn định cho thị trường, khi có khủng hoảng tài chính ở khu vực hay thế giới cũng ít có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ Việt Nam. Điều này khiến cho nhu cầu phòng chống rủi ro bằng các công cụ phái sinh là không cao.

- Đối tượng sử dụng các công cụ phái sinh chủ yếu là doanh nghiệp, nhưng sự hiểu biết của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh còn hạn chế, trong khi đó môi trường hoạt động ít biến động nên họ cảm thấy không có nhu cầu hoặc chưa ý thức trong việc phòng chống rủi ro, nhất là đối với các DNNN.

- Ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh phải xin phép Ngân hàng Nhà nước và chỉ được hoạt động khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, điều này cũng khiến ngân hàng “ngại” triển khai nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn học quản trị rủi ro ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w