Hiện nay có một số lớn các thị trường quyền chọn phi tập trung được giao dịch chủ yếu bởi các nhà đầu tư tổ chức. Chicago đã không còn là trung tâm của ngành kinh doanh quyền chọn. Quy mô của thị trường này là trên toàn thế giới. Một quyền chọn được một công ty Mỹ ở Minnesota mua ở văn phòng một ngân hàng Nhật ở New York, và ngân hàng này sau đó có thể lại mua một quyền chọn bù trừ từ một ngân hàng Thuỵ Sĩ ở London. Các hợp đồng này được ký kết riêng giữa các doanh nghiệp lớn, các tổ chức tài chính, và đôi khi là cả chính phủ, và người mua quyền chọn hoặc biết rõ mức độ đáng tin cậy của người bán hoặc các biện pháp nâng cao mức độ tín nhiệm khác. Tuy nhiên, người mua các quyền chọn gần như luôn phải đối mặt với một số loại rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, loại quyền chọn này có rất nhiều lợi thế.
Lợi thế thứ nhất là các điều kiện và quy định quyền chọn này có thể được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu của cả hai phía. Nghĩa là người nắm giữ danh mục quyền chọn bán có quyền bán quyền chọn của mình cho người bán danh mục với một giá nhất định vào một ngày cụ thể có thể đảm bảo cho nhà quản trị một tỷ suất sinh lợi tối thiểu. Nhưng dạng giao dịch này không phải luôn được thực hiện trên sàn giao dịch quyền chọn vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, các quyền chọn trên sàn giao dịch chỉ dựa trên một số hàng hoá có thể là cổ phiếu hay chỉ
số chứng khoán nhất định. Nhà quản trị cần một quyền chọn ứng với một danh mục đầu tư riêng biệt, có thể không tương thích với quyền chọn chỉ số hiện có. Thứ hai, các quyền chọn trên sàn giao dịch đáo hạn vào những ngày quy định cụ thể, có thể không phù hợp với mong muốn của nhà quản trị. Thứ ba, ngay cả khi các quyền chọn là có sẵn, có thể không đủ tính thanh khoản để thực hiện những giao dịch lớn cần thiết để bảo vệ cả một danh mục đầu tư. Trong thị trường phi tập trung, nhà quản trị có thể xác định chính xác cần có để ký hợp đồng quyền chọn và khi nào quyền chọn cần được thực hiện. Mặc dù giao dịch lớn bất thường cần một khoảng thời gian để sắp đặt, gần như là hầu hết các nhà quản trị quỹ đều có thể thực hiện được các giao dịch như mong muốn. Thứ tư, trong thị trường phi tập trung, các quyền chọn được thiết kế cho nhiều công cụ hơn chứ không chỉ có cổ phiếu. Các quyền chọn có thể được dành cho trái phiếu, lãi suất, hàng hoá, tiền tệ, và nhiều loại tài sản khác cũng như một số công cụ không phải là tài sản như thời tiết. Ở Việt Nam hiện nay đã có sàn giao dịch quyền chọn đối với ngoại tệ của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu (Eximbank), và sàn giao dịch quyền chọn vàng của ngân hàng Á Châu. Đây là hai sàn giao dịch quyền chọn đầu tiên ở Việt Nam. Còn đối với mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu hiện nay chỉ là còn nằm trong kế hoạch chứ chưa được đưa vào thực hiện. Một mặt vì đây là một mặt hàng thiết yếu, nếu có giao dịch cũng là với số lượng lớn, các doanh nghiệp Việt Nam chưa ai có đủ lực để đứng ra thực hiện kinh doanh quyền chọn đối với mặt hàng này.
Lợi thế thứ hai là thị trường phi tập trung là thị trường tư nhân tức là công chúng hay các nhà đầu tư khác, bao gồm các đối thủ cạnh tranh không cần được biết về các giao dịch đã được hoàn tất. Trên sàn giao dịch quyền chọn, một lệnh khối lượng lớn để mua quyền chọn bán có thể phát ra tín hiệu thị trường rằng một người nào đó đã biết đến một tin xấu nào đó điều này có thể khiến thị trường hoảng loạn vì lo lắng thông tin đang bị trì hoãn sẽ sớm xuất hiện.
Một lợi thế khác là giao dịch phi tập trung về bản chất không bị kiểm soát. Các quy định về các giao dịch mày thuộc về tính trung thực và phép cư xử thông minh trong kinh doanh. Các tổ chức không tuân thủ không thể tìm được đối tác để giao dịch, không có ràng buộc tốn kém hay thói quan liêu xen vào.
Mặc dù cũng có một số hạn chế của thị trường phi tập trung, cơ bản nhất là rủi ro tín dụng còn tồn tại và loại trừ nhiều khách hàng vốn không thể thiết lập độ tín nhiệm cho mình ra khỏi thị trường này. Ngoài ra quy mô của giao dịch trên thị trường phi tập trung lớn hơn khả năng của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, không biết rõ rằng giao dịch phi tập trung thì đắt hay rẻ hơn giao dịch trên sàn.