CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN IP/QUANG
3.3 Bảo vệ và phục hồi 1 Giới thiệu
3.3.1 Giới thiệu
Khả năng sống sót của mạng là vấn đề then chốt của mạng quang khi xét băng thông lớn của lighpath. Lớp IP cũng cung cấp phục hồi lỗi nhưng thời gian phục hồi tính bằng chục giây thậm chí bằng phút không thích hợp cho lưu lượng quan trọng. Phục hồi trong MPLS đã giảm đáng kể thời gian nhưng vẫn chưa nhanh bằng phục hồi ở lớp quang. Mỗi lighpath có thể gồm nhiều LSP nên tiết kiệm rất nhiều thông tin mào đầu phục vụ cho phục hồi. Mặt khác một số lớp client ví dụ như SONET cũng cung cấp sự phục hồi có chất lượng cao yêu cầu lớp quang không cần cung cấp sự phục hồi tránh chồng chéo. Vì vậy quản lý và phối hợp hoạt động phục hồi giữa các lớp là rất cần thiết. có thể phân thành bảo vệ liện kết và bảo vệ tuyến hoặc phục hồi có thể được thực thi theo hai mô hình cung cấp, không cung cấp. phục hồi cung cấp hay là sự bảo vệ, đối phó với sự khôi phục lỗi đã xác định trước do tài nguyên bảo vệ được dành trước và có thể được sử dụng lại cho lưu lượng có độ ưu tiên thấp nếu sự thỏa thuận trước thành công. Phục hồi không cung cấp thỏa thuận với các tuyến thiết lập động thay thế tài nguyên cho lưu lượng chịu ảnh hưởng của lỗi. phục hồi
1Kiến trúc IP/ATM/SDH/WDM là một kiến trúc điển hình của mạng đa lớp. Vấn đề bảo vệ và phục hồi có thể đạt được tại các mức độ khác nhau.
Trong kiến trúc mạng này, tất cả 4 lớp đều có cơ chế duy trì mạng riêng. Chuẩn SDH đã cung cấp một loạt những cơ chế bảo vệ và phục hồi mạng cho cả lớp luồng và đoạn ghép kênh và chúng hoàn toàn phù hợp với kiểu mạng ring hoặc mesh. Còn chuẩn ATM cũng chuẩn hoá kỹ thuật duy trì mạng ở lớp luồng ảo. Khả năng duy trì của các lớp mạng khác nhau trong kiến trúc IP/ATM/SDH/WDM được cho trong bảng 3.1
Lớp Bảo vệ Phục hồi
IP X
ATM X X
Tuyến SDH X X
WDM Och X X
WDM OMS X
Bảng 3.1 : Tính năng bảo vệ & hồi phục của các lớp mạng trong kiến trúc IP/ATM/SDH/WDM
Mạng SDH và mạng WDM tương tự như nhau và do đó có đặc tính trong cơ chế duy trì mạng cũng tương tự như nhau. Chỉ có hai sự khác biệt chính. Thứ nhất, là đặc tính hạt băng tần của SDH mịn hơn còn dung lượng truyền tải của WDM lớn hơn. Tính hạt băng tần ở đây liên quan đến sự phân cấp băng tần truyền dẫn của một công nghệ truyền dẫn xác định. Trong SDH, tính hạt băng tần thể hiện ở phân cấp tốc độ truyền dẫn STM-1, STM-4, STM-16,... Điểm khác biệt thứ hai là việc trao đổi khe thời gian trong bộ ghép kênh xen/rẽ và bộ kết nối chéo SDH cũng giống như việc biến đổi bước sóng trong mạng WDM chỉ có điều là chi phí thực thi hoàn toàn khác nhau.