CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN IP/QUANG
3.4.5 Chuyển mạch nhãn quang
Chuyển mạch nhãn quang cũng tương tự như chuyển mạch burst quang ngoại trừ việc nó theo sau lối vào MPLS, ví dụ sử dụng các nhãn cục bộ và chuyển tiếp dữ liệu thông qua các tuyến chuyển mạch nhãn
Hình 3.6 ta xét kĩ thuật chuyển mạch nhãn được cung cấp bới các OLSR, dụa vào mạng chuyển mạch gói. OLSR có thể được triển khai trong một nhóm để mạng lại ưu điểm về tiết kiệm băng thông và giao diện. Lõi OLSR chỉ ở lớp hai, và không cần thực hiện chức năng mặt phẳng dữ liệu. IP over OLSR có dạng một mạng chồng lấp, ở đó gói IP được đóng gói thành các gói quang tại cạnh OLSR. Tuy nhiên OLSR linh hoạt hơn OXC do mỗi gói quang được kiểm tra tại mỗi node trung gian. Hơn nữa tuyến chuyển mạch nhãn trong phân lớp chuyển tiếp là các tuyến ảo, nó sử dụng kĩ thuật điều khiển trạng thái mềm để duy trì trạng thái của chúng. Trên hình, các gói IP được tập hợp tại cạnh của mạng OLSR. Trong mạng OLSR, gói quang được chuyển tiếp dựa trên nhãn. Trong mặt phẳng điều khiển một OLSR có thể được thực thi sử dụng OBS hoặc OLS. Ở đậy chúng ta sẽ xét cách sử dụng OLS. Nội dung nhãn của OLS tương tự như MPLS. Để thiết lập các tuyến ảo và phân phối nhãn, OLS có thể dành trước kênh bước sóng để truyền tải thông tin điều khiển. Các nhóm OLSR có thể được điều khiển bởi giao thức OSPF với mở rộng cho quang. Do OLSR sử dụng địa chỉ IP nên mạng IP và mạng OLSR có thể hỗ trợ một mặt phẳng điều khiển thống nhất ví dụ MPLS, giao thức báo hiệu chung ví dụ RSVP, hoặc LDP-CR
Việc thiết lập mạng truyền tải quang động sẽ cho phép cung cấp nhanh các tuyến dung lương cao, do vậy trong tương lai bước phát triển công nghệ cho phép cung cấp số lượng lớn các kênh quang. Nếu được như vậy trong tương lai chỉ cần chuyển mạch kênh quang là thoả mãn nhu cầu băng tần. Tuy nếu nguồn lưu lượng là chùm, dung lượng kênh được sử dụng có thể sẽ xảy ra xung đột trên phạm vi mạng.