Giám sát hiệu suất tín hiệu quang

Một phần của tài liệu Tích hợp IPQuang bảo vệ và phục hồi trong mạng IP (Trang 64 - 66)

c. CR-LDP và mở rộng cho quang

2.3.3.5 Giám sát hiệu suất tín hiệu quang

Khung làm việc chi tiết của kĩ thuật lưu lượng thiết kế nên mạng và topo thông qua yêu cầu thực hiện các ràng buộc vầ tài nguyên mạng, khả năng sống sót và QoS của tín hiệu. Một số phạm vi, các đặc tính lớp quang có ảnh hưởng quyết định mức mạng. ví dụ QoS của tín hiệu có thể giới hạn số lượng kênh bước sóng được hỗ trợ qua một sợi liên kết và hơn nữa thì tốc độ dữ liệu được hỗ trợ trên từng kênh bước sóng. Hơn nữa QoS của tín hiệu quang xử lý các hệ số động không như trong các tín hiệu điện thông thường. Để không xét đến đặc điểm lớp WDM thì ta phải hy vọng không có một ràng buộc tài nguyện nào ở lớp WDM. Một topo IP ảo dựa trên yêu cầu về lưu lượng được sinh ra, giả sử rằng topo này luôn hỗ trợ sử dụng mạch ánh sang. Tinh tế hơn, khi các quá trình tính toán các lighpath được

xử lý đồng thời với sự tối ưu . Trong một khung làm việc IP/WDM tích hợp các đặc tính quang này cần được liên kết để tương thích với các giao thức điều khiển IP. Một mạng WDM có thể có hệ thống quản lý lỗi riêng, nhưng vẫn nên tích hợp với giao thức IP. Như thế mạng IP/WDM tích hợp vẫn xử lý các đặc điểm chính một cách linh hoạt và tương thích

Giám sát hiệu suất trong mạng toàn quang là một quá trình phức tạp, tốn kém đòi hỏi chia nhỏ tín hiệu quang bằng các thiết bị chuyên dụng hoặc tại NE. Tuy nhiên, sau khi chia nhỏ tín hiệu quang ban đầu gần như là suy biến vì vậy khoảng cách sẽ bị giới hạn rất nhiều nếu không tái tạo tín hiệu ban đầu. Tái tạo tín hiệu quang ví dụ sử dụng trasponder quang còn mới là và tốn kém. Trên thực tế, tại thời điểm hiện tại, giám sát hiệu suất tín hiệu trong mạng toàn quang là một vấn đề mở. Trong mạng quang có biến đổi O-E-O, QoS của tín hiệu nhỏ, và một vấn đề tài mỗi node đó là tái tạo 3R

2.4 Kết luận

Quá trình điều khiển thống nhất xuyên suốt các lớp số liệu và quang sẽ đơn giản quá trình quản lý mạng có nhiều lớp và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua kỹ thuật lưu lượng giữa các lớp. Các giao thức định tuyến IP giúp cho việc nhận biết Topo mạng còn các giao thức báo hiệu MPLS được sử dụng cho thiết lập tự động các lighpath. Ngoài ra sử dụng các giao thức này cho điều khiển lớp quang sẽ giúp cho các nhà sản xuất thiết bị đảm bảo tính tương tích nhờ có các tiêu chuẩn rất phổ biến.

Thông thường, lớp truyền tải (lớp quang) và lớp số liệu (lớp 2, điển hình là lớp IP) tách biệt hẳn nhau và hoạt động độc lập nhau. GMPLS tập hợp các tiêu chuẩn với một giao thức báo hiệu chung cho phép phối hợp hoạt động, trao đổi thông tin giữa lớp truyền tải và lớp số liệu. Nó mở rộng khả năng định tuyến lớp số liệu đến mạng quang. GMPLS có thể cho phép mạng truyền tải và mạng số liệu hoạt động như một mạng thống nhất.

GMPLS là phương thức điều khiển được phát triển trong nỗ lực nhằm làm đơn giản hoá mô hình mạng 4 lớp hiện nay. GMPLS loại bỏ chức năng chồng chéo giữa các lớp bằng cách thu hẹp các lớp mạng. Nó không phải là một giao thức đơn hay tập không đổi các giao thức mà đó là phương thức để kết hợp nhiều kĩ thuật trên một kiến trúc đơn và quản lý chúng với một tập đơn các giao thức quản lý. Chính vì thế, nhiều công ty hiện nay đang triển khai mạng GMPLS để đơn giản việc quản lý mạng và tạo ra một mặt điều khiển tập trung. Từ đó, cho phép tạo ra

nhiều dịch vụ hơn cho khách hàng trong khi giá thành hoạt động lại thấp. GMPLS cũng hứa hẹn mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn và thiết kế lưu lượng trên Internet, một xu hướng hiện tại và cũng là mục tiêu chính của bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào.

Ngoài ra, hiện nay có 2 mô hình được phát triển cho mạng quang là mô hình xếp chồng và mô hình ngang hàng. Để có thể liên kết mạng quang thì phải có một giao thức hỗ trợ cả hai mô hình này. giao thức đó phải có độ linh hoạt cao và cũng phải dựa trên cơ hội kinh doanh của các nhà khai thác.

Như vậy, chúng ta cần một mặt điều khiển chung thoả mãn được những yêu cầu cấp thiết như: hỗ trợ điều khiển lưu lượng khác nhau (ATM, IP, SONET/SDH,...) hỗ trợ cả mô hình ngang hàng và mô hình xếp chồng, hỗ trợ nhiều nhà cung cấp thiết bị và có khả năng cung cấp nhanh chóng. GMPLS chính là sự lựa chọn tất yếu vì nó có khả năng cung cấp nhanh chóng và khả năng thiết kế lưu lượng.

Một phần của tài liệu Tích hợp IPQuang bảo vệ và phục hồi trong mạng IP (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w