Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách,… Sản phẩm hỏng chia thành 2 loại: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ
thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế. Thiệt hại sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được bao gồm các khoản chi phí dùng để sửa chữa như: Tiền lương công nhân sửa chữa, chi phí vật liệu,... trừ đi khoản thu từ bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa
- TK152,153 TK154 TK622 TK334,338 TK621 TK138,111,112 TK632 (1a) (1b) (2) (3)
HUTECH
Tp
(1a), (1b): Ghi nhận chi phí sửa chữa thực tế phát sinh (2): Kết chuyển chi phí sửa chữa vào tài khoản 154
(3): Xử lý người có lỗi bồi thường (Ghi giảm chi phí hoặc tăng thu nhập bất thường)
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng xét về mặt
kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc xét về mặt kinh tế việc sửa chữa không mang lại lợi về mặt kinh tế.
Thiệt hại về sản phẩm hỏng này là toàn bộ giá trị sản phẩm hỏng trong quá trình chế biến trừ đi giá trị phế liệu thu hồi được và các khoản bồi thường do người phạm lỗi gây ra.
Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 632 TK 111,112,152,153,138
Ghi nhận thu được từ phế liệu sản phẩm hỏng hoặc bồi thường thiệt hại TK 154
Ghi giảm chi phí từ phế liệu thu được
Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được