Nằ mở gần cuối truyện thuật lại việc ông lão Xantiagô rượt đuổi và khuất phục con cá kiếm

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG ÔN TN (Trang 38 - 39)

- Cuộc chiến giữa ông lão và con cá diễn ra vô cùng gay cấn:

+Khi đã ăn mồi con cá bắt đầu bơi chậm rãi, lượn vòng hai giờ đồng hồ làm ông lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi

Nhưng rồi cứ phải níu sợi dây để buộc con cá quay vòng, sức lực lão suy kiệt nhanh chóng “ lão mệt thấu xương”, “ ông lão suy kiệt nhanh chóng”...

+ Ông lão cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó

+ Động viên bản thân: “ kéo đi tay ơi”, “ bình tĩnh đầu ơi”...Bằng cách đó dần dần lão trở nên mạnh hơn con cá

+Thời điểm quyết định đã tới ông lão vận hết sức bình sinh phóng xuống sườn con cá . Tập trung sức lực và ông lão phóng lao giết chết con cá. Con cá vút khỏi mặt nước phô tầm vóc khổng lồ và kì vĩ của nó

-> Dõi theo diễn biến ta thấy trận đánh gay cấn được tính theo vòng lượn của con cá và tính theo chút sức lực còn lại của ông lão. Có lúc người đọc ngỡ ông lão để mất con cá hoặc gục chết trước nó nhưng cuối cùng ông lão chiến thắng một cách vẻ vang.

- Thông qua hình ảnh ông lão quật cường, người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ thuật điêu luyện, tác giả gửi gắm niềm tin tưởng lớn lao vào con người. Trong bất kì hoàn cảnh nào “ Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”

IV-Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích?

-Ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích:

+Ngôn ngữ của người kể chuyện : tường thuật khách quan. +Lời phát biểu trực tiếp của ông lão: sinh động, đa dạng. +Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+Cảm nhận chân dung nhân vật qua cảm giác.

-Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để đạt ước mơ, khát vọng.

-Hai hình tượng ông lão- con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng -Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí “ tảng băng trôi”

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG ÔN TN (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w