Bài 17: Chiếc thuyền ngoài xa

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG ÔN TN (Trang 34)

- Bé Heng: một cậu bé hồn nhiên, ngộ nghĩnh đáng yêu; sớm tham gia và cuộc kháng chiến chung của cả làng; là hình ảnh tiêu biểu về một thế hệ đánh Mỹ mới, sẽ tiếp bước một cách mạnh mẽ

Bài 17: Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu I. Tác giả

- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. - Cuộc đời: Từng tham gia Cách mạng

+ Năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

+ Từ năm 1952 đến năm 1958 công tác và chiến đấu tại sư đoàn 302. Sau đó chuyển về phòng văn nghệ quân đội.

- Sự nghiệp văn học: Chia làm hai giai đoạn

+ Trước năm 1975, ông là cây bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.

+ Sau 1975 ông thuộc trong số “những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới”.

+ Tác phẩm chính: Cửa sông (1967), Những vùng trời khác nhau (1970), Dấu chân người lính

(1973), Miền cháy (1977), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989)…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Chiếc thuyền ngoài xa được viết năm 1983 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua

được 6 năm, đất nước trở lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.

Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận các nhân và thân phận con người đời thường.

2. Nhan đề

Chiếc thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng của nghệ thuật, đó là thứ nghệ thuật đạt tới sự hoàn

mĩ và thánh thiện đến mức mà chiêm ngưỡng nó, người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình được

- Khi con thuyền đâm thẳng vào bờ ,đó là hiện thân của cuộc đời lam lũ vất vả của gia đình hang chài ,cùng với những mặt trái của cuộc sống .Nhan đề đã mở ra hai thế giới đối lập nhau : đằng sau vẻ đẹp hoàn mĩ của chiếc thuyền ngoài xa ẩn chứa nhiều oái oăm ngang trái và nghịch lí .

- Nhan đề là ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn . Qua nhan đề nhà văn muốn gửi gắm thông điệp ,cần có cái nhìn đa diện đa chiều về cuộc sống .Đồng thời văn học phải gắn bó với đời sống .

3. Tình huống truyện

- Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến vùng ven biển miền Trung để chụp tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau . Tại đây , anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho “-đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương . Nhưng khi con thuyền đâm thẳng vào bờ , người nghệ sĩ đã chứng kiến một cảnh tượng bạo hành gia đình dã man như thơi trung cổ .

- Đây là một tình huống nhận thức ,co ý nghĩa khám phá ,phát hiện về chân lí đời sống , chân lí nghệ thuật. Phùng đã phát hiện sau cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái nghịch lí của đời sống.

- Từ tình huống này ,tác giả đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống , phải có cái nhìn đa diện đa chiều về đời sống .

4. Nội dung

Một phần của tài liệu ĐÊ CƯƠNG ÔN TN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w