- Sông Hương dòng sông của lịch sử, cuộc đời và thi ca
4. Các nhân vật trong tác phẩm
a. Nhân vật Tràng .
- Tràng là người lao động nghèo ,xấu xí nhưng tốt bụng và đồng cảm với người trong hoàn cảnh khốn cùng .
+ Tràng đã hào phong chiêu đãi người đàn bà ấy một bữa tiệc bốn bát bánh đúc + Thấy người đàn bà ăn một cách tội nghiệp , Tràng động lòng thương .
- Tràng là người khao khát hạnh phúc . Chính khao khát sống mãnh liệt này khiến Tràng quên hết ê trề tăm tối mà chỉ còn hạnh phúc với người đàn bà đi bên cạnh .
+ Tâm trạng Tràng đặc biệt thay đổi vào buổi sáng hôm sau : khuôn mặt Tràng phởn phơ khác thường , lúc nào cũng tủm tỉm cười một mình .
+ Hắn thấy mình nên người ,anh nghĩ đến tương lai , đến sự sinh sôi nảy nở của hạnh phúc để rồi sung sướng ,phấn chấn tràn ngập trong lòng .
b. Nhân vật bà cụ Tứ
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu bao dung và giàu lòng vị tha
- Một người lạc quan ,có niềm tin vào tương lai ,hạnh phúc tươi sáng ( đặc biệt tâm trạng của bà cụ Tứ thể hiện rõ khi Tràng đưa vợ về nhà . Từ ngạc nhiên , bất ngờ ,đến lo âu và niềm lạc quan hướng về tương lai của bà cụ khi Tràng có vợ ).
c. Nhân vật thị ( người vợ nhặt )
- Người phụ này không có tên ,cũng như bao nhiêu người khác thị là nạn nhân của nạn đói, thị nghèo khổ , rách rưới và tiều tụy .
- Chính hoàn cảnh đói nghèo ấy đã khiến người con gái ấy trở nên chao chát đanh đá . Chỉ vì miếng ăn mà thị chấp nhận làm vợ nhặt .
- Tuy nhiên, ở bên trong con người này vẫn có một niềm khao khát mái ấm gia đình thực sự. Thị đã trở thành một con người hoàn toàn khác khi trở thành vợ Tràng .
=> Cả ba nhân vật cho thấy niềm khao khát sống và hạnh phúc, cho thấy và hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống, khi ranh giới giữa cái sống và cái chết rất mong manh. Qua các nhân vật nhà văn muốn thể hiện tư tưởng “ trong cái đói, cái khát ấy con người ta vẫn hướng về sự sống, khát khao sống”.