Nhân dân trong xã chủ yếu sử dụng nước giếng khơi do vậy nên xây dựng chuồng nuôi gia súc gia cầm cách xa khu vực giếng khơi đồng thời cần xây dựng các mô hình để xử lý nước thải, phân từ chuồng nuôi trước khi thải ra môi trường như hầm Bioga.
Xây dựng các hố rác tập chung của làng xã, hình thành các dịch vụ thu gom rác trên địa bàn xã.
Hình thành các nhóm HGĐ như “Hội nhà tiêu hợp vệ sinh” đây là hội gồm các HGĐ góp tiền trợ giúp nhau xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho từng HGĐ trong hội.
Xây dựng các hố chứa chai, lọ, túi nilon…chứa thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng để đốt hoặc xử lý hợp vệ sinh.
Muốn dần dần xóa bỏ được tập quán không hợp vệ sinh cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người, cho trẻ em từ khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức về khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu như “Ăn chín, uống sôi”, “xây dựng ba công trình hợp vệ sinh môi trường” (nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm).
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Về việc sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quảng An chủ yếu là nước giếng khơi có độ sâu từ 6 – 12m. Nước giếng ở đây tương đối trong nhưng do các HGĐ chưa có cống thải đạt tiêu chuẩn và đặt chuồng chăn nuôi gần nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt nên khả năng nước thải ngấm vào giếng là cao. Một số HGĐ đã có sử dụng thiết bị lọc tuy nhiên phương pháp lọc chủ yếu là lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao.
Vấn đề nước thải trên địa bàn xã, người dân vẫn có thói quen xả nước thải ra các con kênh, mương, ra các đám ruộng gần nhà bằng cống thải lộ thiên hoặc cho chảy tràn ra vườn…gây mùi hôi thối nhất là khi nhiệt độ không khí lên cao.
Vấn đề rác thải, Quảng An hiện không có làng nghề, công nghiệp nên rác thải chủ yếu là từ sinh hoạt, từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ…lượng rác trung bình thải ra hằng ngày của mỗi HGĐ không nhiều nhưng người dân có thói quen đổ rác tùy nơi chưa có ý thức đổ rác đúng nơi quy định. Địa phương chưa có các hợp đồng thu gom rác cho bà con, các hố rác chung của thôn xóm còn ít chưa có quy hoạch.
Tình hình vệ sinh môi trường, trên địa bàn xã số HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định không nhiều đa số các HGĐ vẫn sử dụng nhà tiêu tạm bằng đất hoặc bắc cầu trên ao lấy phân chăn cá gây ô nhiễm nguồn nước.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường, nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hóa học nhưng vẫn còn một số HGĐ sử dụng phân tươi không qua ủ điều đó không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đây là thói quen có thể thay đổi được. Việc sử dụng phân
bón hóa học không đúng cách, không đúng liều lượng dẫn đến tình trạng dư thừa tác động xấu đến môi trường làm thoái hóa đất, giảm năng suất cây trồng. Người dân quá lạm dụng thuốc bảo vệ thức vật có thể để lại dư lượng thuốc tích lũy trên nông sản phẩm gây hại cho con người sử dụng và gây ô nhiễm môi trường.
Quảng An chưa xảy ra sự cố môi trường nhưng do xã thuộc khu vực vùng sâu vùng xa nên còn thiếu sự quan tâm, giám sát, chỉ đạo của các cơ quan chức năng nên côn trùng gây bệnh phát triển thuận lợi từ đó dễ phát sinh dịch bệnh. Đồng thời người dân chưa có thói quen đến khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế.
Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Xã chưa có các phong trào tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh môi trường. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài, báo, tivi…song do xã thuộc vùng sâu vùng xa nên nguồn thông tin đến được với người dân còn hạn chế.
Qua điều tra ta thấy người dân trên địa bàn xã chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, thực tế khi được phỏng vấn về khái niệm môi trường hay các luật, nghị định thì hầu như đa số người dân không nắm được.
5.2. Kiến nghị
Sau khi kết thúc đợt thực tập tại địa phương tôi có thu được một số kết quả về hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An. Từ đó tôi có một số kiến nghị như sau:
- Xã nên xây dựng các hỗ chứa rác, nước thải tập trung và có mô hình xử lý nước thải; Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.
- Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường như những hoạt động “Vì xóm làng sạch đẹp”; “môi trường không muỗi bị” bằng cách mở các cuộ phun thuốc diệt muỗi bọ miễn phí cho nhân dân.
- Mở các buổi sinh hoạt thôn xóm để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân, trong các buổi sinh hoạt đó đưa ra các trò chơi, hình ảnh… về môi trường giúp người dân dễ dàng hiểu được về môi trường nói chung cũng như giữ gìn bảo vệ môi trường sống của họ nói riêng.
- Đoàn thanh niên xã cũng nên có nhiều buổi tình nguyện thu gom rác thải, thu dọn đường làng, phát quang bụi rậm, khơi thông kênh mương cống máng…
- Trước mùa mưa bão nên có các buổi phát thanh hướng dẫn bà con cách đề phòng bão, tạo tâm lý vững vàng không hoang mang khi có thiên tai.
- Chính quyền địa phương cần nâng cao cảnh giá đề phòng vẵn sàng vào cuộc khi các căn bệnh dịch như dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng…xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Lê Quý An, Lê Thạc Cán, Phạm Ngọc Đăng, Võ Quý (2004), Hội Bảo
vệ thiên nhiên Việt Nam, Việt Nam môi trường và cuộc sống, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Lê Thạc Cán, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Bình Quyền, Lâm Minh
Triết, Đặng Trung Nhuận, tuyển tập báo cáo khoa học về “ Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững”, Hà Nội, 1995. “Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường Thế giới và các cố gắng tới phát triển bền vững”, Lê Thạc Cán. Chương trình KT 02.
3. Đường Hồng Dật, (2003), Tài nguyên môi trường nông thôn Việt
Nam sử dụng hợp lý và bảo vệ phát triển bền vững, Nxb Lao đông xã hội, Hà Nội.
4. Quốc Dũng (2005), “Một số vấn đề môi trường bức xúc trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (số 10), kỳ 2, tháng 5, năm 2005, trang 40 - 41.
5. Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến,
(2003), Hỏi đáp về Tài Nguyên và Môi Trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt Nam,
trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.
7. Phạm Khôi Nguyên, “Nhiệm vụ cấp thiết về cung cấp nước sạch cho
nhân dân”, Tạp chí nước sạch và Vệ Sinh Môi Trường (số 22), 2003.
8. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội (2006).
9. Nguyễn Ngọc Nông (2006), “Những vấn đề tài nguyên và môi trường
“Phát triển nông thôn đô thị hóa và tác động đến môi trường khu vực miền núi phía Bắc”, Thái Nguyên.
10. Nguyễn Thị Hồng Phương (2007), Quản lý môi trường, Giáo trình giảng dạy, khoa Tài nguyên và Môi trường, ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên.
11. Phạm Ngọc Quế (2003), Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở Nông
thôn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
12. Võ Quý, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi
trường Việt Nam, Lưu trữ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 2001 – 2003.
14. Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khỏe và môI trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Ô nhiễm môi trường, Giáo trình
giảng dạy, khoa Môi trường, Đại học Tự Nhiên, Hà Nội.
16. Phương Nguyên (2009), Vệ sinh môi trường nông thôn: Từ mục tiêu
đến hiện thực
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/xahoi/2009/3/17525.html.(13/03/200)
17. Nguyễn Hằng (2008), Vệ sinh môi trường nông thôn và năm quốc tế vệ
sinh 2008, http://thoibaoviet.com/tintuc.xahoi.yte.25746.tbv
(26/03/2008).
II. TIẾNG ANH
19. Chulabhorn Reasearch Institule (1996), Environment Toxicology, volume 1,2,3. Nxb Chulabhorn Reasearch Institule.
20. Hamer Marck.J (1986), Water and wastewaster Technology 2nd edition, John Wokey & Sons. New York.
21. Wold Health Organization (WHO) (1997), Assessment ofSources of Air,
MỞ ĐẦU...1
1.1. Đặt vấn đề...1
1.2. Mục đích của đề tài ...2
1.3 Yêu cầu của đề tài...3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ...3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...5
2.1. Cơ sở lý luận...5
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới và trong nước...5
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới ...5
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở nước ta...10
2.3. Hịên trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh...17
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước ...17
2.3.1.1. Môi trường nước mặt ...17
2.3.1.2. Hiện trạng nước biển, ven bờ...19
2.3.1.3. Hiện trạng môi trường nước thải...20
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí...20
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất...21
2.3.4. Những vấn đề môi trường nổi cộm của tỉnh Quảng Ninh...22
2.4. Những chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về môi trường...22
2.4.1. Những chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân về môi trường ...22
2.4.2. Những hạn chế trong nhận thức của người dân về vấn đề về môi trường, hiểu biết Luật pháp về môi trường còn hạn chế...23
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...25
3.3. Nội dung nghiên cứu ...25
3.3.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng An...25
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Quảng An...25
3.3.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp...26
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...26
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp...26
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn...26
3.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu...26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...27
4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Quảng An...27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...27
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...27
4.1.1.2. Địa hình địa mạo...27
4.1.1.3. Khí hậu...27
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên...28
4.1.2. Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội...30
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế...30
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm...31
4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng...32
4.2. Đánh giá hiên trạng môi trường tại xã Quảng An...33
4.2.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt...33
4.2.2. Vấn đề nước thải...34
4.2.3. Vấn đề rác thải...37
4.2.4. Vệ sinh môi trường...39
4.2.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường...43
4.2.6. Sức khoẻ và môi trường...44
4.3.2. Đề xuất giải pháp...48
5.1. Kết luận...50
5.2. Kiến nghị...51
Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn...16
Bảng 4.1: Quy mô từng điểm dân cư...32
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ gia đình có loại cống thải...35
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác...37
Bảng 4.4: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh...39
Bảng 4.5: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh...41
Bảng 4. 6: Tỷ lệ các loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng...43
Bảng 4.7: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường...45