Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã quảng an huyện đầm hà tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)

Hầu hết các HGĐ đều nhận được thông tin về VSMT nhưng đây là nguồn thông tin không được cung cấp thường xuyên. Các gia đình nói chỉ quan tâm đến vấn đề VSMT từ khi các dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gà, bệnh dịch tả…Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua đài, tivi, đài phát tahnh của địa phương; ở xã chưa có các phong trào tuyên truyền cổ động về VSMT. Điều này cho thấy xã vẫn chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói chung.

Đối với các chính sách xã chỉ mới áp dụng phương pháp sản xuất VAC chưa áp dụng phương pháp cho bà con giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn khống chế được sâu bệnh như phương pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp).

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cần làm gì để cải thiện điều kiện VSMT thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường

Ý kiến Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Nhận thức 91 58.7

Thu gom chất thải 55 35.5

Quản lý của nhà nước 9 5.8

Ý kiến khác 0 0

58.7 35.5 5.8 0 0 10 20 30 40 50 60 70 Nhận thức Thu gom chất thải Quản lý của nhà nước Ý kiến khác Tỷ lệ % Ý kiến

Qua bảng 4.7 và biểu đồ ta thấy để cải thiện điều kiện môi trường nông thôn có các ý kiến như sau 5,8 % cần có sự quản lý của nhà nước.

58,7% ý kiến cho rằng cần nâng cao nhận thức của người dân 35,5% cần phải thu gom chất thải

Như vậy quan điểm, nhận thức về VSMT của mỗi người là khác nhau, có người thì cho rằng nhà nước, các cấp, các ngành mới có thể cải thiện được môi trường nhưng cũng có người nhận thức rằng ý thức giữ gìn VSMT mới là quan trọng và thiết thực, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng nên có các dịch vụ thu gom chất thải để môi trường được sạch sẽ hơn. Đó là quan điểm của người dân nhưng để cải thiện được điều kiện môi trường thì cần có sự phối kết hợp của nhân dân, các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm quản lý của nhà nước.

4.2.8. Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề vệ sinh môi trường

Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường Nội dung phỏng vấn

Trả lời đúng Trả lời sai Không biết Số người % Số người % Số người % Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gây ô nhiễm môi trường không?

97 62.6 15 9.7 43 27.7

Nước thải từ sinh hoạt có gây ô

nhiễm môi trường không? 115 74.2 16 10.3 24 15.5

Nước thải bệnh viện có gây ô

nhiễm môi trường không? 113 72.9 7 4.5 35 22.6

Phế phụ phẩm có gây ô nhiễm

môi trường không? 103 66.5 17 11.0 35 22.6

Dân cư tâp trung xung quanh bãi rác tập trung có thường hay mắc bệnh không?

101 65.2 20 12.9 34 21.9

Thông tin đại chúng 109 70.3 17 11.0 29 18.7

Hiểu khái niệm môi trường 49 31.6 27 17.4 79 51.0

Kể tên nguồn gây ô nhiễm môi

trường? 77 49.7 11 7.1 67 43.2

Biết luật, nghị định 6 3.9 0 0.0 149 96.1

Ở địa phương có dự án đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về môi trường không? 47 30.3 66 42.6 42 27.1

Tổng

Tiến hành phát 155 phiếu điều tra trên địa bàn xã với 9/11 thôn, tại các thôn công tác điều tra gần như trực tiếp gặp người dân tại HGĐ để phát phiếu phỏng vấn.

Qua phỏng vấn sự hiểu biết của người dân về các luật, nghị định, các khái niệm môi trường ta thấy người dân hiểu biết là rất ít, hầu như không trả lời được hoặc trả lời sai hoặc không biết. Nguyên nhân một phần là tại địa phương công tác truyền thông môi trường còn nhiều yếu kém, chưa phổ biến

kiến thức cần thiết cho người dân. Gần như chưa có các hoạt động phổ biến kiến thức về môi trường, do vậy số người hiểu biết là rất thấp. Chính vì vậy công tác bảo vệ môi trường tại địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước đặt ra.

Khi phỏng vấn người dân về nguồn gây ô nhiễm, đa số người dân đã nhận biết được các nguồn gây ô nhiễm tại địa phương, tuy dấu hiệu ô nhiễm môi trường ở địa phương chưa rõ rệt, hầu như chỉ mang tính chất khu vực nhỏ lẻ. Tại hầu hết các phiếu trả lời phỏng vấn, người dân đã nêu ra được các chất thải gây ô nhiễm, tuy nhiên vẫn còn một số phiếu trả lời chung chung hoặc sai lệch, chưa được sự quan tâm của người dân, mà nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn và trình độ dân trí còn thấp.

Qua điều tra thực tế ta thấy nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môI trường còn nhiều hạn chế, vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để có thể đưa các kiến thức cần thiết đến với người dân , giúp người dân nắm chắc và quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường.

4.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp

4.3.1. Đánh Giá chung

Nhìn chung xã Quảng An là vực kinh tế - xã hội chưa phát triển, mặc dù mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng nhưng chưa cao do người dân làm nông nghiệp là chính, ít người có nghề phụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển, chính vì vậy môi trường nông thôn nơi đây chưa chịu nhiều tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên môi trường đang đứng trước nguy cơ đang bị ô nhiễm do điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm bà con nông dân sử dụng chưa hợp lý các loại hóa chất và phân bón trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã quảng an huyện đầm hà tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 48)