Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã quảng an huyện đầm hà tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 59)

Dựa trên tất cả các số liệu đã thu thập được, thống kê, tổng hợp lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá chất lượng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Quảng An

4.1.1. Điều kiện tự nhiên4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng An nằm ở phía Bắc huyện Đầm Hà giáp ranh với các địa phương như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Bình Liêu.

- Phía Đông giáp xã Quảng Lâm, Quảng Lợi, Quảng Tân. - Phía Nam giáp xã Dực Yên.

- Phía Tây giáp huyện Tiên Yên

Quảng An thuộc xã miền núi vùng cao của huyện Đầm Hà. Xã có tổng diện tích 5896,26 ha, và 11 thôn và 4029 nhân khẩu (2010) sống chủ yếu bằng nghề nông.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Quảng An mang đặc điểm của vùng núi phía Đông Bắc Bắc bộ, có địa hình miền núi cao, độ cao từ 60 – 842 m, độ dốc phổ biến 10 – 250. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối.

4.1.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất 280C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,30C vào tháng 1, tháng 2 (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt đọ thấp nhất chênh lệch nhau tới 130C). Tổng tích ôn khoảng 68000-70000C.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000-2200 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có những nét đặc trưng như sau:

Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14-16% tổng lượng mưa cả năm.

Từ tháng 5 đến tháng hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84-86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xảy ra lũ, ngập úng cục bộ.

- Lượng bốc hơi và độ ẩm: Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 700- 800 mm.

Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng4): 82 mm. Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng1): 61 mm.

Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt 70- 75%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 đạt 92%.

Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.

Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Quảng An trung bình là 79-87%. Như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm trong năm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 01 và tháng 12 thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã Quảng An có các loại đất chính như sau:

Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên Granit, đá sa phiến thạc, đá phiến thạch, đá dăm cuội kết, đất có màu vàng nâu, vàng đỏ, đỏ vàng thích hợp phát

triển cây công nghiệp dài ngày như chè, quế, hồi…Ngoài ra còn có đất feralit biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, đất bạc màu đất có tầng sét loang lổ, glây chua nên thích hợp cho phát triển cây trồng hàng năm ngắn ngày như lúa, ngô, đậu đỗ…

* Tài nguyên nước: Quảng An có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2200 mm, đây là nguồn cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra xã còn có con suối Quảng An chảy qua, đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

Nguồn nước ngầm ở đây tương đối dồi dào, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nguồn nước còn nhiều hạn chế do tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nước nên cần phải xử lý khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt

* Tài nguyên rừng: Năm 2005 Quảng An có 2895,56 ha đất rừng, chiếm 49,11% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó có 924,4 ha đất rừng tự nhiên sản xuất; 1087,96 ha đất rừng trồng sản xuất; 883,2 ha đất rừng tự nhiên phòng hộ.

Rừng tự nhiên có độ che phủ tương đối khá, với các loại cây bản địa và một số loài cây gỗ quý như Lát, Đinh, Nghiến…tuy nhiên trữ lượng lâm sản không cao do trước đây đã khai thác cạn kiệt.

* Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê, đến quý I năm 2010 dân số của xã Quảng An có 4029 người với 1031 hộ gia đình, sinh sống tại 11 thôn; Quảng An có 6 dân tộc anh em sinh sống là: Dao, Kinh, Sán Chỉ, Sán Dìu, Tày, Hoa. Đây là địa bàn bản sắc văn hoá đa dạng, người dân trong xã có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên. (Nguồn: Trạm y tế xã Quảng An)

* Cảnh quan môi trường: Là một xã thuộc vùng núi cao Đông bắc Bắc Bộ. Tuy nhiên đến nay vấn đề môi trường đã có nhiều biến chuyển do áp lực dân số cũng như tập quán sản xuất của công đồng dân cư. Vì vậy, cần quan tâm chú ý bảo vệ nguồn nước.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)

4.1.2. Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Là xã thuộc vùng núi cao (thuộc xã 135) của huyện Đầm Hà nên Quảng An còn không ít những mặt khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp và dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (2001-2004) đạt 12.3%. Cụ thể:

+ Về trồng trọt: Từ năm 200 đến nay, sản xuất nông nghiệp của xã Quảng An tiếp tục phát triển ổn định do bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng hợp lý các loại phân bón, thuốc trừ sâu và xây dựng các ô mẫu trình diễn với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Năm 2005 đạt tổng sản lượng lương thực 2589,4 tấn, bình quân lương thực đầu người đã đạt 668 kg/người/năm.

+ Về chăn nuôi: Chăn nuôi của Quảng An tương đối phát triển, mô hình VAC ngày càng phát triển mạnh. Đến nay đàn trâu có 1090 con, đàn bò có 67 con và đang có chiều hướng gia tăng, đàn lợn có 1580 con, đàn gia cầm có khoảng 10621 co. Đàn đại gia súc chăn nuôi có phần nào mang tính chất hàng hoá.

+ Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của Quảng An có 2895,56 ha. Trong những năm qua Đảng uỷ, UBND đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ vốn

rừng hiện có và làm giàu rừng thông qua việc giao khoán, khoanh nuôi tái sinh rừng, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

+ Ngư nghiệp: Những năm qua do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản. Xã đã thực hiện chuyển đổi 9,6 ha ao hồ để nuôi thả cá. Sản lượng hàng năm khoảng 28 tấn.

+ Tiểu thủ công nghiệp: Xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, các nhà đầu tư, các hộ gia đình đầu tư vốn mở mang sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sản xuất theo quy mô công nghiệp đang từng bước được hình thành như chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chếbiến lượng thực. Giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp hàng năm đạt hơn 300 triệu đồng.

+ Dịch vụ, thương mại: Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Về dịch vụ xay xát, trồng lúa đạt 4.500 tấn, dịch vụ vật tư hàng hóa phân bón ước đạt 4.700 tấn.

Tổng thu dịch vụ thương mại là 1.455,0 triệu đồng (giá cố định),giá hiện hành là 1.525,0 triệu đồng = 152%KH = 128%CK.

(Nguồn: UBND xã Quảng An; Báo cáo tình hinh kinh tế xã hội năm 2009, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010)

4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

- Dân số và phân bố: Tính đến năm 2010 dân số của Quảng An có 4209 người với tổng số là 1031 hộ sống tập trung tại 11 thôn. Tình hình biến động dân số của xã Quảng An trong 3 năm qua không lớn lắm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay còn 1,64%.

Bảng 4.1: Quy mô từng điểm dân cư Thôn xóm Dân số (khẩu) Số hộ (hộ) Quy mô hộ (người/hộ) Hải An 505 123 4.11 Đông Thành 389 122 3.19 Thìn Thủ 449 115 3.90 An Sơn 416 97 4.29 Nà Thủng 345 86 4.01 Trúc Tùng 347 78 4.45 Làng Ngang 543 121 4.49 Nà Cáng 479 117 4.09 Nà Pá 424 101 4.20 Tầm Làng 155 34 4.56 Sán Cáu 157 37 4.24 Tổng 4209 1031

(Nguồn: Trạm Y tế xã Quảng An)

- Lao động và việc làm: Là xã nông nghiệp nên hầu hết số lao động này có việc làm quanh năm, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ kỹ thuật còn yếu nên năng suất lao động chưa cao, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên.

4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

+ Giao thông: Quảng An có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, tuyến đường trục chính đã được nâng cấp bê tông hoá và một số tuyến đường giao thông liên thôn thôn, nội thôn thôn đã được mở rộng nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá của nhân dân đã thuận lợi hơn so với những năm trước đây, nhờ vậy kinh tế ngày càng phát triển.

+ Thuỷ lợi: Đến nay đã được cứng hoá một số tuyến mương như: Thìn Thủ; mương An Sơn; mương Nà Pá; Đập An Sơn; đập Thìn Thủ nên hệ thông thuỷ lợi của Quảng An đã phần nào phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn tới cần phải tu bổ và xây dựng một số tuyến mương, đập để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

+ Trường học: Trên địa bàn xã có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non ở trung tâm xã và các phân trườngt tiểu học ở các thôn xã trung tâm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong xã.

+ Y tế: Xã có một trạm y tế cấp 4. Trạm y tế đã duy trì chế độ khám chữa bệnh, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân

+ Thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn Quảng An có bưu điện văn hoá xã. 95% số hộ trong xã có phương tiện nghe nhìn nên thông tin đã phần nào được cải thiện.

+ Hệ thống điện: Hiện tại Quảng An đã có điện lưới quốc gia. Xã đã thành lập hợp tác xã dịch vụ điện có cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)

4.2. Đánh giá hiên trạng môi trường tại xã Quảng An

Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi phỏng vấn, đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 155 HGĐ của 9/11 thôn trên địa bàn xã, trong đó có 18 nữ và 137 nam và thu được kết quả sau:

11%

89%

Không có thiết bị lọc nước

Có thiết bị lọc

Nguồn nước mà người dân dùng cho sinh hoạt và ăn uống hằng ngày chủ yếu là nước giếng có độ sâu 6m đến 12m, trong đó có 89% HGĐ không có thiết bị lọc, số HGĐ còn lại là lọc thô sơ qua bể lắng, hay bằng cát, sỏi… trước khi đưa vào ăn uống. Mặt khác qua quan sát thực tế ta thấy nguồn nước giếng của người dân không đảm bảo vệ sinh do chuồng chăn nuôi được xây dựng sát sát khu vực giếng để tiện lấy nước phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời đa số các HGĐ chưa có cống thải, chủ yếu cho chảy tràn hoặc cống thải lộ thiên nên sẽ không tránh khỏi nước thảI ngấm vào giếng.

Vấn đề VSMT có liên quan đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người, nếu không được dùng nước sạch, VSMT kém sẽ làm gia tăng một số bệnh dịch ở người.

4.2.2. Vấn đề nước thải

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), Chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).

Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra ngoài thường trở nên tính áit vì thối rữa. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững (dễ bị phân huỷ sinh học) cao. Các chất hữu cơ ở đây có thể có xuất sứ từ động vật hay thực vật. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các chất chứa nitơ và không chứa nitơ (chất hữu cơ chứa cacbon). Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu là protein, amin, acid amin. Các hợp chất không chứa nitơ như mỡ, xà phòng, hydratcacbon, xenlulo.

Việc sử dụng các nguồn nước thải để dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ gia đình có loại cống thải

Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ %

Cống thải có nắp đậy 35 22.6

Cống thải lộ thiên 74 47.7

Không có cống thải 38 24.5

Loại khác 0 0

22.6 47.7 24.5 0 0 10 20 30 40 50 60 Đổ rác riêng Đổ rác ở bãi rác chung

Đổ rác tuỳ nơi Được thu gom theo hợp đồng

dịch vụ Tỷ lệ %

Nguồn tiếp nhận

Qua bảng tỷ lệ HGĐ có các loại cống thải và biểu đồ ta thấy đa số các HGĐ đã sử dụng cống thải để xả nước thải, tuy nhiên tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải có nắp đậy còn thấp mới chỉ chiếm 22,6% HGĐ sử dụng còn lại dùng cống thải lộ thiên không có nắp đậy hoặc chỉ đậy bằng lá, củi, tre ngói… đây là loại cống thải đây là loại cống thải được người dân sử dụng nhiều họ cho rằng việc xả nước thải qua cống thải lộ thiên khi bị tắc sẽ dễ dàng khơi thông và đỡ tốn kém khi xây dựng. Nhưng loại này sẽ gây mùi khó chịu cho các khu nhà ở đặc biệt là vào mùa nóng khi nhiệt độ lên cao như mùa hè. Còn lại khá nhiều HGĐ vẫn chưa có cống thải, những HGĐ này sau khi sử dụng nước thừa họ thải trực tiếp ra ao nhà mình hoặc thải ra sông, mương, ruộng… cạnh nhà.

Điều đáng lo ngại hơn ở đây là xóm, xã chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân địa phương chủ yếu được thải ra các con kênh, mương, suối để pha

loãng mà trên thực tế trên địa bàn xã chỉ có các dòng suối nhỏ chảy qua nên khó có thể tránh khỏi các dòng suối bị ô nhiễm. Qua quan sát tôi thấy nhiều đoạn suối, hồ trong xã có màu xanh của nước ao tù, hơn nữa ngành chăn nuôi của xã tương đối phát triển đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của xã mà còn ảnh hưởng đến các thói quen cũng như sức khỏe của bà con nông dân trong xã. Tuy nhiên để đánh giá tác động lâu dài của nước thải sinh hoạt người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau như

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã quảng an huyện đầm hà tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)