NHNN cần phát huy vai trò là cơ quan quản lý nhà nước với hoạt động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bỉm sơn (Trang 48 - 51)

ngân hàng. Tăng cường công tác thanh tra, thường xuyên giám sát hoạt động của các NHTM đảm bảo cho hoạt động của hệ thống NHTM an toàn và hiệu quả; có các chính sách khuyến khích NHTM đầu tư, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các NHTM theo kịp các ngân hàng nước ngoài ở các mạt nghiệp vụ, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO.

- NHNN nên linh hoạt hơn nữa các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. NHNN tiếp tục phối hợp với bộ tài chính trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên được xem xét điều chỉnh giảm. Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ, vận hành linh hoạt hơn thị trường mở với khối lượng giao dịch lớn hơn. Đây là các tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ ở nước ta trong thời gian tới cũng như tăng cường huy động vốn vào hệ thống ngân hàng.

- NHNN nên có ý kiến với hiệp hội các ngân hàng trong việc điều hành lãi suất huy động vốn đảm bảo mức lãi suất hợp lý, bình đẳng trong hoạt động. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xác định các mức lãi suất huy động và cho vay, bởi lẽ các mức lãi suất chính thức do NHNN công bố sẽ là cơ sở để các NHTM xác định mức lãi suất huy động và cho vay của mình. NHNN cần phải duy trì các mức lãi suất chính thức ở mức độ hợp lý sao cho luôn đảm bảo được mức lãi suất thực có lợi cho người gửi tiền, người đi vay và ngân hàng.

NHNN là nơi hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia với mục tiêu định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát. Việc làm này có tác dụng thu hút tiền gửi của dân chúng, giảm áp lực tăng lãi suất huy động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư..

NHNN làm đầu mối kết nối mạng thanh toán thẻ giữa các NHTM để tạo ra mạng lưới thanh toán rộng nhằm khai thác triệt để các tiện ích của việc sử dụng thẻ.

NHNN nên tập trung hoàn thiện hệ thống pháp lý về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng từ đó tạo mọi trường cạnh tranh bình đẳng cho các NHTM

NHNN cần đưa ra các quy định đồng bộ, cụ thể nhằm ổn định và hiện đại hoá các quy trình thanh toán liên ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

NHNN nên phối hợp chặt chẽ với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm quản lý hoạt động tham gia mua Bảo hiểm tiền gửi của các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định của chính phủ đã ban hành về Bảo hiểm tiền gửi của chính phủ.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

3.3.3.1. Về chính sách huy động vốn

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cần đa dạng hoá danh mục sản phẩm của mình hơn nữa đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, cần xây dựng chiến lược huy động vốn trung dài hạn cho toàn hệ thống, hướng dẫn cụ thể tới từng Chi nhánh, bởi Chi nhánh tự làm sẽ ít thông tin, cũng như điều kiện cơ sở vật chất và năng lực cán bộ chưa đáp ứng một cách đầy đủ. Từ đó hạn chế được rủi ro. Ngân hàng nên mở rộng và đa dạng hoá hơn nữa các hình thức huy dộng vốn so với các hình thức huy động hiện nay. Trước mắt có thể mở rộng hình thức huy động bằng vàng (thực tế có quy định nhưng chưa áp dụng), hoặc áp dụng các hình thức huy động trong đó có phần thưởng cụ thể như quy định các mức gửi cụ thể sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi.

3.3.3.2. Về chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất phù hợp với từng loại đối tượng tiền gửi, từng khu vực, từng thời điểm cụ thể. Nói chung, chính sách lãi suất phải thay đổi một cách linh hoạt nhưng luôn phù hợp với khung lãi suất do NHNN quy định và có lợi cho người gửi, người vay.

3.3.3.3. Về chính sách phát triển nguồn nhân lực

Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngân hàng, cần chú ý tới các Chi nhánh tại các tỉnh, huyện vùng sâu vùng xa đảm bảo rằng ở bất cứ Chi nhánh nào của khách hàng cũng luôn nhận được sự phục vụ tốt nhất. Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam có thể áp dụng việc đào tạo ngay tại các Chi nhánh cấp II vào các ngày thứ bẩy và chủ nhật hoặc vào buổi tối để không làm ảnh hưởng đến công việc giao dịch hàng ngày và đảm bảo được chất lượng đào tạo tập huấn, cần kết hợp chặt chẽ phương thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cho hoạt động huy động vốn tiền gửi ngày càng được nâng cao.

Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

KẾT LUẬN

Việc cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế vẫn luôn là đòi hỏi rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bởi vốn là nguồn đầu vào quyết định sự tăng trưởng và phát triển, là yếu tố tiên quyết đưa nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế, tiến nhanh, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu huy động vốn cho sự nghiêp phát triển kinh tế xã hội

được hệ thống NHTM đặt lên hàng đầu, do đó các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn là rất quan trọng và cấp thiết.

Gắn với điều kiện thực tế của địa phương, và những đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Bỉm Sơn đề tài nghiên cứu đã :

- Hệ thống hoá được các vấn đề mang tính lý luận về nguồn vốn huy động - Đã phân tích làm rõ được thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng ĐT&PT Bỉm Sơn qua các năm 2011, 2012, 2013; chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân.

- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, bài chuyên đề đã đưa ra giải pháp tổng thể và các giải pháp cụ thể, cùng kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Bỉm Sơn.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bỉm sơn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w