642 15.700.000 31/03 Kết chuyển lãi về hoạt
3.3.1.4 :Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vẫn chưa được sử dụng
Vì thế công ty nên trích lập dự phòng; bởi vì khách hàng của công ty hiện nay trả chậm khá nhiều , có các khách hàng mua hàng đã lâu , quá hạn hợp đồng nhưng vì nhiều lý do không thích hợp mà vẫn chua thanh toán cho công ty. Doo đó để hạch toán kết quả kinh doanh được chinh xác , kế toán nên mở thêm TK 139 : Dự phong phải thu khó đòi với phương pháp hạch toán cụ thể sau
+ Vào cuối niên độ kế toán sau khi xác định được các khoản phai thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được, kế toán ghi:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 639 : Dự phòng phải thu khó đòi
+ Vào cuối niên độ tiếp theo kế toán phải hòa nhập toàn bộ các khoản dự phòng đă trích lập cuối niên độ trước và ghi:
Nợ TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 711 : Thu nhập khác
Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên nguyên tắc thận trọng và doanh thu phải phù hợp với chi phí , chỉ khi nào khách hàng không còn khả năng thanh toán nợ thì mới trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ đòi trên . Trong đó :
+ Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% với nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm 70% đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án….thì công ty dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trình lập dự phòng.