ĐƠN VỊ NGHIÊN C Ứ U,

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt may việt nam (Trang 67 - 72)

- Kinh doanh có lãi: Bảo toàn và phát triển vốn Nhàn ước đầu tư tại VINATEX và vốn của VINATEX đầu tư tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệ m v ụ do

ĐƠN VỊ NGHIÊN C Ứ U,

ĐÀO TẠO KHỐI CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG KHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN KHỐI CÔNG TY LIÊN KẾT

Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX)

Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn, do Thủ tướng Chính Phủ bổ nhiệm, gồm Chủ tịch HĐTV và 04 thành viên chuyên trách của Hội đồng, Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu Nhà nước tại VINATEX, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên mà Tập đoàn đầu tư 100% vốn điều lệ và chủ sở hữu trên phần vốn góp của mình tại các công ty thành viên khác trong Tập đoàn. Thay mặt Tập đoàn, HĐTV Tập đoàn thực hiện vai trò của mình là quyết định mọi vấn đề có liên quan đến việc xây dựng và xác định việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Tập đoàn và các thành viên.

Ban kiểm soát tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam bổ nhiệm Ban kiểm soát. Nhiệm vụ của ban kiểm soát là giúp HĐTV trong việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và công tác điều hành của Tổng Giám đốc và của người đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ở các công ty khác, Trưởng Ban kiểm soát phải là thành viên của HĐTV trong Tập đoàn.

Cơ quan Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Cơ quan Tổng Giám đốc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm Tổng Giám đốc và 07 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc thực hiện việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn theo mục tiêu và kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý, khoa học phù hợp với điều lệ và cơ chế hoạt động của Tập đoàn, phù hợp với các nghị quyết và những Quyết định quan trọng của Hội đồng thành viên VINATEX.

Bộ máy giúp việc cho Hội đồng thành viên Tập đoàn và Tổng Giám đốc

Khối văn phòng và các ban chức năng tham mưu như Ban Kỹ thuật Công nghệ, ban Quản lý nguồn nhân lực, Ban Tài chính Kế toán; Ban Thị trường, Ban Đầu tư, Ban Tổng hợp Pháp chế, Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ban Thông tin và truyền

thông. Nhiệm vụ của các ban chức năng là kiểm tra, tham mưu, giúp việc cho HĐTV Tập đoàn, Tổng Giám đốc trong việc quản lý, điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Mặt khác, các ban chức năng còn giúp cho các chủ sở hữu, các cổ đông, thành viên góp vốn và bên tham gia liên doanh đối với các doanh nghiệp khác thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trên phần vốn góp của mình.

Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 03 công ty hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, 33 công ty hoạt động trong lĩnh vực sợi, 03 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính và trồng bông, 12 công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cung ứng vật tư, 09 đơn vị trong Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, khám và chữa bệnh, 20 đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh các ngành nghề khác trong Tập đoàn. Mô hình trên cho thấy Tập đoàn đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và có pháp nhân đầy đủ. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở Tổng công ty Dệt May Việt Nam và được gọi là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là trở thành Tập đoàn đa sở hữu, từng bước trở thành Tập đoàn hàng đầu có đủ sức cạnh tranh sản phẩm dệt may với các Tập đoàn khác trong khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ của Tập đoàn vừa thực hiện quá trình SXKD, vừa thực hiện quá trình cung cấp các dịch vụ cho các công ty thành viên trong Tập đoàn. Hiện nay, một số công ty lớn trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mục tiêu hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con là hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực dệt may, lĩnh vực thời trang. Mặt khác, Tập đoàn Dệt May Việt Nam còn có rất nhiều các công ty thành viên có quan hệ với nhau về nhiều lợi ích khác ngoài quan hệ về nguồn lực tài chính. Các công ty thành viên trong Tập đoàn có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển và đều hoạt động theo Điều lệ tổ chức của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Quá trình chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn kinh tế phản ánh định hướng đúng đắn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và được thể hiện qua một sốđặc điểm sau:

Một là: Khi chuyển đổi hoạt động sang mô hình Tập đoàn, quan hệ giữa Tập đoàn và các đơn vị thành viên không thể tách rời, quan hệ giữa các thành viên với Tập đoàn là quan hệ của chủ sở hữu đầu tư. Nguồn vốn phục vụ quá trình SXKD của các công ty thành viên phụ thuộc vào qui mô và mục tiêu kinh doanh của từng thành viên. Từ đó, cho thấy trách nhiệm và quyền lợi của các công ty thành viên và Tập đoàn đã hình thành. Quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên trong Tập đoàn được phân định cho phù hợp với từng đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, trách nhiệm của công ty mẹ - Tập đoàn ngày càng thể hiện vai trò và tầm ảnh hưởng của mình đối với các công ty thành viên trong Tập đoàn.

Hai là: Từ khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam từng bước sắp xếp lại mô hình tổ chức quản lý Tập đoàn và quá trình SXKD của mình. Thông qua việc sắp xếp lại mục tiêu kinh doanh của các thành viên theo hướng chuyên môn hóa, phù hợp với trình độ và khả năng của từng thành viên trong Tập đoàn. Tập đoàn từng bước phân nhóm sản phẩm cho phù hợp với điều kiện và khả năng của các thành viên như: nhóm phụ trách nguyên nhiên vật liệu, nhóm dệt kim, dệt thoi, nhóm may, nhóm bán hàng và giới thiệu sản phẩm, các hoạt động trong lĩnh vực hoạt động thương mại, nhóm kinh doanh hạ tầng, nhóm tham gia hoạt động liên doanh, liên kết.

Quá trình phân chia trên cho thấy Tập đoàn đã lựa chọn những công ty thành viên có uy tín và kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao làm nòng cốt và các công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực đó tạo thành những nhóm sản phẩm mang tính chuyên môn hóa cao. Để kiểm tra, giám sát và quản lý hoạt động SXKD của từng nhóm, Tập đoàn đã phân công những lãnh đạo chủ chốt của Tập đoàn vào vị trí chủ chốt của những công ty nòng cốt trên. Hoạt động SXKD của các công ty thành viên theo hướng chuyên môn hóa dựa trên khả năng và năng lực thực tế của mình. Từng bước tháo gỡ những khó khăn về quá trình tổ chức SXKD theo hướng chuyên môn hóa và quá trình hợp tác SXKD của các công ty thành viên.

Ba là: Công ty mẹ Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã xác định rõ vai trò trung tâm của mình và vai trò của các công ty thành viên trong quá trình SXKD. Theo quy định, đại diện chủ sở hữu Tập đoàn là Chính Phủ, còn Bộ Công thương được ủy quyền là cơ quan Đại diện chủ sở hữu trên một số lĩnh vực, trong đó nổi bật là cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình phát triển và an toàn trong quá trình SXKD. Ngoài ra, các bộ khác là cơ quan quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực có liên quan. Chủ sở hữu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là Hội đồng thành viên Tập đoàn điều đó đã minh bạch hóa về quan hệ sở hữu của mô hình Tập đoàn trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là: Quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn đã tạo môi trường thuận lợi cho các công ty thành viên (công ty con) tự chủ xây dựng kế hoạch SXKD của đơn vị mình theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Việc tự chủ của các công ty thành viên trong việc nghiên cứu nhu cầu của nền kinh tế và thực hiện quá trình SXKD luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Tập đoàn trên cơ sở xác định nhu cầu của thị trường và mối quan hệ hữu cơ giữa các công ty thành viên trong từng giai đoạn cụ thể. Mối quan hệ này phản ánh những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là các thành viên trong Tập đoàn tự do hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, chủ động trong quá trình SXKD, còn Tập đoàn Dệt May Việt Nam là người định hướng kế hoạch SXKD cho Tập đoàn, tạo điều kiện tối đa cho các công ty thành viên thực hiện kinh doanh theo lĩnh vực của mình.

Trong quá trình hoạt động Tập đoàn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn, và các công ty thành viên vẫn còn mang tính độc quyền chưa phù hợp với cơ chế cạnh tranh của thị trường. Tập đoàn chưa xây dựng cho mình một mô hình hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của Tập đoàn, cho nên cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn đối với các công ty thành viên chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, khi chuyển sang mô hình Tập đoàn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực, điều đó làm cho Tập đoàn không thể tập trung toàn bộ nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

Mặt khác, các công ty thành viên trong Tập đoàn đã được cổ phần hóa hay công ty TNHH một thành viên. Những công ty này tuy đã có sự thay đổi lớn trong quá trình xây dựng mục tiêu kinh doanh của mình nhưng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tính ỷ lại cho Tập đoàn trong vấn đề tìm kiếm thị trường và bảo hộ thị trường nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, tư duy quản lý của các công ty thành viên vẫn còn tình trạng quản lý và điều hành các công ty con của Tập đoàn theo mô hình

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt may việt nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)