Nguyên tắc hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài của tập đoàn: việc phân phối l ợi nhuận của TĐKT vừa phải tính đến sự phát triển chung của tập đ oàn trong t ươ ng

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt may việt nam (Trang 40 - 42)

lai, vừa phải coi trọng lợi ích của các đơn vị thành viên. Điều này đòi hỏi phải dành ra phần lợi nhuận thích đáng cho việc thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn đã được phê duyệt, các chiến lược kinh doanh dài hạn đã vạch ra cho tập đoàn.

*V mô hình phân phi li nhun trong các TĐKT

Nhìn chung lợi nhuận thực hiện hay lợi nhuận trước thuế của tập đoàn được phân phối theo hướng chủ yếu như sau:

Lợi nhuận của các đơn vị trong tập đoàn sau khi thực hiện bù đắp phần bị lỗ của năm trước (nếu có) theo quy định của luật thuế TNDN, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

- TĐKT hoặc đơn vị trực thuộc quyết định mức lãi chia cho các thành viên góp vốn trên cơ sở tỷ lệ cổ tức do Hội đồng thành viên (hoặc HĐQT của các đơn vị thành viên) quyết định.

- Bù đắp phần bị lỗ của năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế - Lập quỹ dự phòng để tạo nguồn tài chính chủ động bù đắp những tổn thất, hoặc những biến động bất thường có thể xảy ra trong tương lai gây ảnh hưởng đến hoạt động của tập đoàn.

- Lập quỹ đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư mở rộng trong tương lai.

- Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác của chủ sở hữu như trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành, chia lãi, chia cổ tức cho các cổđông góp vốn.

Tóm lại, trong TĐKT phân phối lợi nhuận hợp lý, khoa học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó tác động đến sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn trong tương lai. Vì vậy, việc phân chia lợi nhuận và các khoản thu nhập khác cần phải thận trọng và mang tính chiến lược của Tập đoàn. Tỷ lệ phân chia cổ tức được thực hiện dựa trên từng ngành, từng lĩnh vực song phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa bàn cụ thể và phải so sánh với các TĐKT khác có sản xuất kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực trên cùng địa bàn, song phải tính đến những nhân tố tác động đến sự phát triển của Tập đoàn theo từng giai đoạn cụ thể. Với mục tiêu cơ bản là tăng tính hấp dẫn của các nhà đầu tư vào Tập đoàn, từng bước đảm bảo khả năng tích lũy để tái đầu tư và sự phát triển bền vững của TĐKT.

1.2.2.4 Cơ chế kim tra, giám sát tài chính ca Tp đoàn kinh tế

Để hoạt động tài chính của các doanh nghiệp thành viên và của toàn TĐKT phục vụ tốt việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của tập đoàn cần nói chung, chiến lược tài chính của tập đoàn nói riêng cần thiết phải xác lập cơ chế kiểm tra, giám sát về tài chính trong tập đoàn.

Kiểm tra, giám sát tài chính (sau đây gọi chung là giám sát tài chính - GSTC) là một chức năng cơ bản trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp và TĐKT. Theo nghĩa chung nhất, giám sát tài chính là hoạt động theo dõi, kiểm tra của chủ thể quản lý

đối với khách thể quản lý nhằm đưa các hoạt động của khách thể quản lý theo đúng các mục tiêu mà chủ thể quản lý đã lựa chọn. Mục tiêu của giám sát tài chính là nhằm phát hiện, ngăn ngừa, điều chỉnh hoặc xử lý các hoạt động thực tế của khách thể quản lý, đảm bảo cho các mục tiêu của hoạt động quản lý được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả.

Nội dung cơ bản của cơ chế kiểm tra, giám sát tài chính là phải xác định rõ ch th giám sát tài chính, khách th giám sát tài chính, phương thc giám sát tài chính, đối tượng giám sát tài chính và mc tiêu giám sát tài chính, làm cơ s cho vic t chc b máy giám sát tài chính trong tp đoàn cho phù hp.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt may việt nam (Trang 40 - 42)