GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt may việt nam (Trang 134 - 138)

M ột là: Phát triển Tập đoàn Dệtay Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm Tạo điều ki ệ n cho

B ốn là:Tập đoàn DệtMay Việt Nam từng bước đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong Tập đoàn, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài n ướ c để

3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

Thực tế, việc xây dựng cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn không hoàn toàn phù hợp trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất mà chỉ phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Tập đoàn và các công ty thành viên. Vì vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn phản ánh sự thích ứng của cơ chế quản lý tài chính mà Tập đoàn đã xây dựng nên. Từ đó cho thấy, cơ chế quản lý tài chính nói nên mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị thành viên và Tập đoàn, đây là mối quan hệ không thể tách rời, là động lực thúc đẩy sự phát triển của các công ty thành viên trong Tập đoàn. Vì vậy, hình thành và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một tất yếu khách quan cho nên Tập đoàn cần xây dựng cho mình những giải pháp phù hợp cho việc hình thành cơ chế này trong giai đoạn hiện nay.

3.3.1 Gii pháp hoàn thin cơ chế huy động và to lp vn ti Tp đoàn Dt

May Vit Nam

Thứ nhất: Khi thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam, nguồn vốn của Tập đoàn được hình thành từ vốn Ngân sách Nhà nước:

Trong những năm qua nguồn vốn của Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã đạt được tích lũy và tốc độ tăng trưởng khá cao song vẫn còn khiêm tốn và chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn và các Công ty thành viên. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước phải có trách nhiệm cấp đủ vốn điều lệ ban đầu khi thành lập để tạo đủ sức mạnh tài chính cho Tập đoàn. Trong quá trình kinh doanh, mục tiêu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam là trở thành đơn vị chủ lực trong lĩnh vực Dệt May vốn của Tập đoàn luôn được bổ sung từ kết quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và Công ty mẹ -Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Vì vậy, Tập đoàn luôn củng cố, tăng cường sức mạnh của mình thông qua việc kiểm soát và chiếm lĩnh thị trường Dệt May trong nước và quốc tế.

Thứ hai, Nhà nước cần tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam có điều kiện tích tụ tập trung vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Hành lang pháp lý là nhân tốảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến cơ chế quản lý tài chính, đặc biệt là cơ chế huy động và tạo lập vốn của Tập đoàn. Quá trình phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam phụ thuộc vào định hướng phát triển kinh tế nước ta trong từng giai đoạn cụ thể. Bởi vì, trong nền kinh tế, có những ngành, lĩnh vực mang tính sống còn của nền kinh tế thì Nhà nước sẽ tạo cơ chế thuận lợi cho lĩnh vực đó phát triển đặc biệt là cơ chế tạo lập và phát triển vốn. Nhận thức được vấn đề này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần xác định rõ chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện và khả năng của Tập đoàn trong từng giai đoạn nhất định. Mặt khác, Tập đoàn cần dựa vào thế mạnh của mình trong lĩnh vực Dệt May để mở rộng quy mô đầu tư và phát triển thị trường tiêu thụ. Từng bước đưa Tập đoàn trở thành một Tập đoàn có uy tín, làm ăn có hiệu quả kinh tế cao và chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực Dệt May trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ ba, Tách biệt mối quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý Nhà nước tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Khi thành lập, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được Nhà nước cấp vốn cho hoạt động kinh doanh, khi đó Nhà nước thực hiện vai trò sở hữu của mình thông qua đại diện tham

gia bộ máy lãnh đạo Tập đoàn - Hội đồng thành viên Tập đoàn. Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoàn toàn tự quyết định những vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của mình thông qua Hội đồng thành viên. Vì vậy, Tập đoàn cần đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư, quyết định lựa chọn hình thức tạo lập và huy động vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, v.v… phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính hiện hành. Thực hiện tốt những vấn đề trên Tập đoàn Dệt May Việt Nam chứng tỏ mình là một Tập đoàn kinh tế có đủ năng lực và khả năng huy động vốn từ bên ngoài đểđầu tư vốn vào các công ty thành viên và tham gia góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết.

Thứ tư, từng bước đa dạng hóa hình thức huy động vốn tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Quy mô kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ngày càng mở rộng điều đó làm cho nhu cầu vốn đầu tư phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn ngày càng lớn. Đểđáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh của mình, một trong những giải pháp mà Tập đoàn đưa ra là đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau:

Tp đoàn Dt May Vit Nam thc hin quá trình huy động vn t các t chc kinh tế trong nước

Việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế trong nước phụ thuộc kết quả hoạt động SXKD của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Quá trình huy động vốn vay từ các NHTM, tổ chức tài chính - tín dụng ,… trong nước của Tập đoàn trong những năm vừa qua còn có những bất cập do chính sách của Nhà nước còn có những hạn chế nhất định. Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đơn vị kinh tế nòng cốt, là đơn vị chủ lực của ngành Dệt May Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư của Tập đoàn và các công ty thành viên là rất lớn, cho nên mỗi lần vay vượt quá quy định Tập đoàn Dệt May Việt Nam phải có công văn trình Thủ tướng Chính phủ và NHNN, gây phiền hà chậm trễđể thực hiện và triển khai dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư vào các dự án đó. Để khắc phục tình trạng trên, đòi hỏi Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về lãi suất trong quá trình huy động vốn của Tập đoàn và

các Công ty thành viên. Mặc dù Tập đoàn Dệt May Việt Nam không phải là một Tập đoàn chủ lực của nền kinh tế, nhưng Tập đoàn là nơi thu hút một lực lượng lao động lớn có trình độ trung bình, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho họ và đóng góp một phần không nhỏ cho NSNN.

Tp đoàn Dt May Vit Nam thc hin quá trình huy động vn thông qua th trường tài chính:

Thị trường tài chính (TTTC) nước ta đã hình thành và đang trên đà phát triển, mặc dù là thị trường mới được hình thành nên thị trường vẫn ở trình độ thấp, đang trong quá trình ổn định, hàng hóa tham gia trên thị trường chưa thật sựđa dạng, phong phú. Việc xây dựng chính sách phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập cần được điều chỉnh bổ sung nhằm hoàn thiện.

Thị trường tài chính là kênh huy động vốn vô cùng quan trọng của các Tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Dệt May Việt Nam nói riêng, thông qua thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, Tập đoàn tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu huy động vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thực tế cho thấy phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán là nhân tố tích cực góp phần đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, từng bước đưa thị trường chứng khoán trở thành thị trường năng động, phát triển mạnh mẽ và ngang tầm với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới.

Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các văn bản luật, văn bản pháp quy nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, thu hút các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán. Tập đoàn Dệt May Việt Nam hỗ trợ các đơn vị thành viên, các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế hiểu được vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán, từng bước thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững và minh bạch trong việc phát hành chứng khoán. Phát triển thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các công ty thành viên huy động nguồn lực tài chính thông qua kênh thị trường chứng khoán này. Hiện nay, Tập đoàn Dệt May Việt Nam chưa

phát hành chứng khoán trên thị trường tài chính, cho nên kênh huy động vốn này chưa phát huy tác động đối với Tập đoàn và các Công ty thành viên. Để kênh huy động vốn này đạt kết quả mong muốn đòi hỏi Tập đoàn phải được trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và các Công ty thành viên, đặc biệt là phải tiến hành cổ phần hóa Tập đoàn và các Công ty thành viên.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại tập đoàn dệt may việt nam (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)