0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Cấu trúc các hợp chất phân lậptừ lá cây Khổ sâm mềm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA HAI LOÀI KHỔ SÂM MỀM (BRUCEA MOLLIS WALL.EX KURZ) VÀ CƠM RƯỢU TRÁI HẸP (GLYCOSMIS STENOCARPA (DRAKE) GUILLAUM) Ở VIỆT NAM MAI HÙNG THANH TÙNG. (Trang 66 -90 )

Từ lá cây Khổ sâm mềm phân lập theo Hình 2.1 (trang 33) và 2.2 (trang 36) thu được 12 hợp chất bao gồm: 4 chất béo (octatriacontan-1-ol BM.01,

tritriacontan-1-ol BM.02, bombiprenone BM.04, α-tocopherol BM.05), 2 flavonoit (apigenin-7-O-β-D-glucopyranoside BM.06, luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside

BM.08, vomifoliol 9- O-β-D-glucopyranoside BM.09), 1 quassinoit (soulameanone

BM.10) và 2 nucleotit (cytosine BM.11, thymine BM.12). 3.2.1.1.Hợp chất BM.01: octatriacontan-1-ol

Hợp chất BM.01 thu được dưới dạng bột trắng.

Phổ 1H và 13C-NMR cho thấy có một nhóm metyl tại δ 13,7 ứng với proton tại δ 0,78, một nhóm metylen có liên kết với ôxy tại δ 62,3 ứng với proton tại δ 3,49 và 35 nhóm metylen nằm trong vùng δ 22,4 - 32,3 ứng với proton tại δ 1,16. Điều này cho phép ta dự đoán hợp chất BM.01 là một ancol no, đơn chức và mạch thẳng. Trong phổ ESI-MS của BM.01 xuất hiện peak ion giả phân tử m/z 550,6 [M+H]+

Giả sử CTPT của ancol no, đơn chức là CnH2n+1OH Ta có: M = 14n + 18 = 550 => n = 38

Vậy CTPT của BM.01 là C38H77OH và được xác định là octatricontan-1-ol.

Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea.

Hình 3.1. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.01

3.2.1.2.Hợp chất BM.02: tritriacontan-1-ol

Hợp chất BM.02 thu được dưới dạng bột trắng.

Phổ 1H-NMR của BM.02 có các đặc điểm giống với phổ BM.01, có một nhóm metyl tại δ 0,88, hai nhóm metylen tại δ 1,57, 29 nhóm metylen tại δ 1,26 và một nhóm metylenhydroxy tại δ 3,64. Vì vậy dựa vào phổ 1H-NMR ta có thể dự đoán

BM.02 cũng là một ancol no, đơn chức và mạch thẳng.

Trong phổ ESI-MS của BM.02 xuất hiện peak ion giả phân tử m/z 477,0 [M - H]- . Cho phép xác định khối lượng phân tử của BM.02 là 478

Giả sử CTPT của ancol no, đơn chức BM.02 là CnH2n+1OH Ta có: M = 14n + 18 = 478 => n = 33

Vậy CTPT của BM.02 là C33H67OH, được xác định là tritriacontan-1-ol và lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea.

Hình 3.2. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.02

3.2.1.3.Hợp chất BM.03: stigmast-5,22-dien-3-b-ol

Hợp chất BM.03 thu được dưới dạng tinh thể hình kim, không màu, không

mùi, nhiệt độ nóng chảy 155-157oC,

[ ]

25 D

α -45o (c = 0,05 trong CHCl3). Trên phổ 1H, 13C-NMR cho thấy có ba proton olefinic ở δ 5,34 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-6), 5,12 (1H, dd, H-22), 5,03 (1H, dd, H-23) ứng với ba cacbon ở δ 121,7 (d, C-6), 138,4 (d, C-22), 129,3 (d, C-23). Dựa vào dữ kiện lý hóa và so sánh phổ với chất chuẩn, hợp chất BM.03 được xác định là stigmast-5,22-dien-3-b-ol, có CTPT là C29H58O.

Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.03

3.2.1.4.Hợp chất BM.04: bombiprenone

Hợp chất BM.04 thu được dưới dạng bột màu vàng, tan trong CHCl3, Rf = 0,25 (n-hexan: EtOAc 20/1).

Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất BM.04 Vị trí δCa (ppm) δHb (ppm) 1 29,9 (q) 2,13 (3H, s) 2 208,8 (s) 3 43,8 (t) 2,45 (2H, t, J = 7,5 Hz) 4 22,5 (t) 2,27 (2H, t, J = 7,5 Hz) 5 122,5 (d) 5,08-5,13 (1H, m) 6, 10, 14, 18, 22, 26, 30 (I) 134,9-136,5 (s) 7, 11, 15, 19, 23, 27, 31(II) 39,7 (t) 1,97-2,00 (14H, t, J = 7,5 Hz) 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32 (III) 26,6-26,8 (t) 2,05-2,09 (14H, t, J = 7,5 Hz) 9, 13, 17, 21, 25, 29, 33 (IV) 124,1-124,4 (d) 5,08-5,13 (7H, m) 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 (V) 16,0 (q) 1,57-1,60 (21H, s) 41 131,2 (s) 42 25,7 (q) 1,68 (3H, s) 43 17,7 (q) 1,62 (3H, s)

a đo trong CDCl3, 125 MHz; b đo trong CDCl3, 500 MHz; TMS là chất chuẩn nội.

Nguyên cứu kỹ phổ 1H, 13C-NMR và HSQC của BM.04 cho thấy trong phân tử tồn tại các mảnh phân tử có độ chuyển dịch hóa học trùng hoặc sát nhau bao gồm: 7 nhóm metyl (nhóm V), 14 nhóm metylen (nhóm II + III), 7 nhóm metin

(nhóm IV, cacbon lai hóa sp2) và 7 cacbon không có liên kết hydro (nhóm I). Trên phổ HMBC của BM.04 có các tương tác của H7/C5, H4/C6, H34/C5, C7, điều đó cho thấy trong phân tử tồn tại các hợp phần dạng isopren được nối với nhau theo kiểu đầu đuôi. Phân tích phổ HMBC sâu hơn cho ta biết trong phân tử hợp chất BM.04 có 7 nhóm isopren gần tương đương về hóa học. Ngoài ra, trên phổ HMBC còn có các tương tác giữa các nhóm metyl ở δ 1,68 (H-42) và 1,62 (H-43) với các cacbon δ 25,7 (C-42) và 17,7 (C-43) được xác định là của nhóm isopren cuối mạch. Như vậy, trong phân tử BM.04 có tất cả 8 nhóm isopren nối lại với nhau tạo thành mạch dài phân tử.

Phổ ESI-MS của BM.04 cho peak ion giả phân tử tại m/z 603,0 [M+H]+. Từ dữ liệu phổ và các phân tích trên, hợp chất BM.04 được xác định là bombiprenone, có CTPT là C43H70O. Hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea.

Hình 3.5. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.04

Hình 3.6. Phổ DEPT của hợp chất BM.04

3.2.1.5.Hợp chất BM.05: α-tocopherol

Hợp chất BM.05 thu được dưới dạng bột màu đỏ, Rf = 0,17 (n-hexan:EtOAc 20/1), hiện UV254. Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy có 29 cacbon trong đó có tám nhóm metyl, 11 nhóm metylen, ba nhóm metin và bảy cacbon không liên kết hydro.

Bảng 3.3. Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất BM.05 và chất tham khảo Vị trí Hợp chất BM.05 δC (ppm) (CDCl3, 125 MHz) α-tocopherol [110] δC (ppm) (CDCl3, 25,2 MHz) 1 2 74,5 74,3 2a 23,8 23,8 3 31,6 31,6 4 20,8 20,8 4a 117,4 117,0 5 118,5 118,5 5a 11,3 11,2 6 144,5 144,4 7 121,0 121,0 7a 12,2 12,1 8 122,6 122,3 8a 145,6 145,4 8b 11,8 11,8 1' 39,8 39,8 2' 21,1 21,0 3', 5', 7', 9' 37,3 - 37,5 37,5 4', 8' 32,8 32,7 4'a, 8'a 19,8 19,7 6' 24,5 24,5 10' 24,8 24,8 11' 39,4 39,4 12' 28,0 28,0 12'a 22,6 22,6 13' 22,7 22,6

Dữ liệu phổ của BM.05 cho thấy sự xuất hiện một vòng thơm bị thế hoàn toàn tại δ 117,4 (C-4a); 118,5 (C-5); 144,5 (C-6); 121,0 (C-7); 122,6 (C-8) và 145,6 (C- 8a). Sở dĩ các cacbon C6 và C8a chuyển dịch về trường thấp vì nó gắn với dị tố có độ âm điện lớn, các cacbon khác có các nhóm thế metyl tại δ 11,3 (C-5a); 12,2 (C- 7a); 11,8 (C-8b) và một nhóm metylen tại δ 20,8 (C4). Từ những phân tích trên đã chứng tỏ trong phân tử của hợp chất BM.05 có nhân croman.

Khi so sánh dữ liệu phổ của BM.05 với dữ liệu phổ của α-tocopherol trong tài liệu tham khảo [110], ta thấy chúng hoàn toàn phù hợp. Vì vậy, BM.05 được xác

định là α-tocopherol, có CTPT là C29H50O2 và lần đầu tiên được phân lậptừ chi

Brucea. Hợp chất này có khả năng chống ôxy hóa mạnh và tiêu diệt các gốc tự do [111, 112].

Hình 3.7. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.05

Hình 3.9. Phổ DEPT của hợp chất BM.05

3.2.1.6.Hợp chất BM.06: apigenin-7-O-β-D-glucopyranoside

Hợp chất BM.06 thu được dưới dạng bột màu vàng, nhiệt độ nóng chảy 238- 239oC. Phổ 1H-NMR của BM.06 cho cặp tín hiệu doublet của bốn proton đặc trưng cho vòng thơm có hai nhóm thế ở vị trí para tại δ 7,95 (2H, d, J = 9,0 Hz), 6,93 (2H, d, J = 8,5 Hz). Ngoài ra, trên phổ 1H-NMR còn có một tín hiệu singlet ở δ 6,87 (1H, s) và hai tín hiệu doublet của proton metin có tương tác meta ở δ 6,83 (1H, d, J

= 2,4 Hz) và 6,44 (1H, d, J = 2,4 Hz). Trên phổ này các tín hiệu proton của đường glucopyranosyl nằm ở trong khoảng δ 3,16 - 5,06, trong đó proton anome tại δ 5,06 (1H, d, J = 7,5 Hz), chứng tỏ nhóm đường có cấu hình b. Tín hiệu singlet của nhóm hydroxyl ở vị trí số 5 tại δ 12,97 (1H, s).

Phổ 13C-NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu của 16 cacbon, trong đó có một nhóm cacbonyl tại δ 182,0 và sáu tín hiệu cacbon của đường glucopyranosyl tại δ 99,9, 77,2, 76,4, 73,1, 69,5 và 60,6. Sau khi so sánh dữ kiện phổ với tài liệu, cho phép ta xác định hợp chất BM.06 là apigenin 7-O-β-D-glucopyranoside, có CTPT là C21H20O10. Một flavonglucoside phổ biến trong thiên nhiên [113].

3.2.1.7.Hợp chất BM.07: luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside

Hợp chất BM.07 thu được dưới dạng bột màu vàng nhạt, nhiệt độ nóng chảy 266-268oC. Phổ 1H-NMR cho tín hiệu của sáu proton thơm tại δ 6,75 (1H, s, H-3), 6,79 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-6), 6,44 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), trong đó vòng C chỉ có ba proton tại δ 7,45 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-6′), 6,90 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-5'), 7,42 (1H, d, J = 2,5 Hz, H-2'), điều đó cho thấy vòng C có hai nhóm thế. Phổ 1H-NMR còn có các tín hiệu proton của một nhóm thế đường glucopyranosyl trong vùng δ 3,18 - 5,07, trong đó proton anome tại δ 5,07 (1H, d, J = 7,5 Hz), chứng tỏ nhóm thế đường có cấu hình b. Phổ 13C-NMR xuất hiện các tín hiệu phù hợp với một flavonglucoside. So sánh dữ kiện phổ với tài liệu tham khảo [114], hợp chất BM.07 được xác định là luteolin-7-O-β-D-glucopyranoside, CTPT C21H20O11 (Cynanoside).

Hình 3.11. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.07

Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất BM.06, BM.07 và chất tham khảo Hợp chất BM.06 Hợp chất BM.07 glucopyranoside [113] Apigenin 7-O-β-D- Vị trí δH (ppm) δC (ppm) δH (ppm) δC (ppm) δH (ppm) δC (ppm) 1 2 161,1 161,1 161,1 3 6,87 (1H,s) 103,1 6,75 (1H, s) 103,1 6,86 102,9 4 182,0 182,0 181,9

5 12,97 (1H, s, OH) 163,0 12,99 (1H, s, OH) 163,0 12,95 (1H, s, OH) 162,9

6 6,83 (1H, d, J = 2,0 Hz) 99,5 6,79 (1H, d, J = 2,4 Hz) 99,5 6,82 (1H, d, J = 2,2 Hz) 99,5 7 164,3 164,5 164,3 8 6,44 (1H, d, J = 2,0 Hz) 94,8 6,44 (1H, d, J = 2,4 Hz) 94,7 6,44 (1H, d, J = 2,2 Hz) 94,48 9 161,1 157,0 161,1 10 105,3 105,3 105,3 1' 121,0 121,4 120,7 2' 128,6 7,42 (1H, d, J = 2,0 Hz) 113,5 128,5 3' 116,0 145,8 116,0 4' 10,37 (1H, s, OH) 156,9 150,0 10,37 (1H, s, OH) 156,9

5' 6,93 (1H, d, J = 8,5 Hz) 128,6 6,9 (1H, d, J = 8,5 Hz) 116,0 6,93 (1H, d, J = 8,8 Hz) 128,5 6' 7,95 (1H, d, J = 9,0 Hz) 116,0 7,45 (1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz) 119,2 7,95 (1H, d, J = 8,8 Hz) 116,0 1" 99,9 99,9 99,9 2" 73,1 73,1 73,1 3" 76,4 76,4 76,4 4" 69,5 69,5 69,5 5" 77,2 77,2 77,2 6" 60,6 60,6 60,6 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6); 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6). 3.2.1.8.Hợp chất BM.08: blumenol A

Hợp chất BM.08 được tách ra từ phân đoạn etylaxetat của lá cây Khổ sâm mềm, có dạng bột trắng, tan trong MeOH, nhiệt độ nóng chảy 113-114oC.

Phổ 1H-NMR của BM.08 chỉ ra tín hiệu đặc trưng của bốn nhóm metyl tại δ 1,26 (3H, d, J = 6,6 Hz, H-10), 1,03 (3H, s, H-11), 1,06 (3H, s, H-12), 1,94 (3H, d, J

= 1,5 Hz, H-13), một nhóm metylen tại δ 2,53 (1H, d, J = 17 Hz, H-2α), 2,18 (1H, d, J = 17 Hz, H-2b) và bốn nhóm metin tại δ 5,90 (1H, br s, H-4), 5,79 (1H, d, J = 15,5 Hz, H-7), 5,81 (1H, dd, J = 15,5; 6,0 Hz, H-8), 4,34 (1H, dq, J = 6,5; 6,0 Hz, H-9). Trong đó, H-7 và H-8 có tương tác rất mạnh (J = 17 Hz), chứng tỏ hai proton của nối đôi C7=C8 có cấu hình trans.

Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất BM.08 cho thấy sự có mặt của 13 cacbon, trong đó có một nhóm cacbonyl được xác định bằng tín hiệu cộng hưởng tại δ201,2 (C-3), 1 cacbon bậc IV tại d 42,4 (C-1), 2 cacbon không liên kết hydro tại δ 167,4 (C- 5), 79,9 (C-6), bốn nhóm metyl tại δ 23,8 (C-10), 24,5 (C-11), 23,5 (C-12), 19,6 (C- 13), một nhóm metylen tại d 50,7 (C-2) và bốn nhóm metin tại δ 127,1 (C-4), 130,1 (C-7), 137,0 (C-8), 68,7 (C-9).

Cấu hình của các nguyên tử cacbon bất đối C-6, C-9 được xác định dựa vào các tương tác proton trong phổ NOESY. Trên phổ NOESY, ta thấy proton H-2α có tương tác với các proton H-7, H-12 và H-13 trong khi đó proton H-2b tương tác với hai proton H-11, H-12. Điều đó chứng tỏ hai proton H-2α, H-11 và nhóm 3- hidroxybut-1-enyl ở vị trí axial còn hai proton H-12, H-2b ở vị trí equatorial. Các dữ kiện trên khẳng định cấu hình của C-6 là (S). Các tương tác của proton H-12,

H-13 với các proton H-7, H-8 trên phổ NOESY khẳng định thêm cho lập luận trên. Trong phổ NOESY ta còn thấy proton H-9 tương tác mạnh với các proton H- 7, H-8, H-10, và có tương tác yếu với proton H-2α và H-12. Điều đó chứng tỏ H-9 về mặt không gian là gần với H-2α và H-12 và tạo thành trạng thái ổn định nhất của phân tử. Đồng thời, sự xuất hiện tương tác mạnh giữa proton H-8 và H-10 cho phép khẳng định cấu hình của C-9 là (R). Qua phân tích phổ và so sánh với dữ kiện phổ trong tài liệu [115], [116], [117], [118] cho thấy hợp chất BM.08 là blumenol A, có CTPT là C13H20O3.

Hình 3.12. Các tương tác HMBC và NOESY chính của hợp chất BM.08

Hình 3.14. Phổ DEPT của hợp chất BM.08

Hình 3.15. Phổ HSQC của hợp chất BM.08

Hình 3.17. Phổ COSY của hợp chất BM.08

Hình 3.18. Phổ NOESY của hợp chất BM.08

3.2.1.9.Hợp chất BM.09: vomifoliol 9-O-β-D-glucopyranoside

Hợp chất BM.09 thu được dưới dạng bột màu trắng, tan trong MeOH, nhiệt độ nóng chảy 153-155oC. Phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất BM.09 có các tín hiệu

giống với BM.08, điểm khác là có thêm các tín hiệu của nhóm đường -O-b-D- glucopyranosyl. Trong phổ 1H-NMR các proton của nhóm đường có các tín hiệu tại δ3,10 - 3,36, trong phổ 13C-NMR các cacbon của nhóm đường có các tín hiệu tại δ 101,2 (C-1'), 75,0 (C-2'), 78,2 (C-3'), 71,7 (C-4'), 78,4 (C-5'), 62,8 (C-6'). Proton anome ở δ 4,29 với hằng số tách J = 7,5 Hz chứng tỏ nhóm đường có cấu hình β. Ngoài ra, trong phổ HMBC của BM.09 có tương tác giữa proton H-9 và cacbon

anome C-1' của phần đường, điều đó xác định vị trí nhóm đường -O-b-D- glucopyranosyl gắn vào cacbon C-9 của phần aglycon. Từ các dữ kiện phổ và so sánh với tài liệu tham khảo [118] khẳng định hợp chất BM.09 là vomifoliol 9-O-β- D-glucopyranoside, có CTPT là C19H30O8. Hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ chi

Brucea và cũng đã được phát hiện ở loài Euphorbia heteradena (thuộc họ Thầu dầu Euphobiaceae)[118].

Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất BM.09

Hình 3.20. Phổ 1H-NMR của hợp chất BM.09

3.2.1.10.Hợp chất BM.10: soulameanone

Hợp chất BM.10 thu được dưới dạng bột màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 263- 265oC,

[ ]

22

D

α +101 (c = 1,01 trong MeOH:CHCl3 2/1).

Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS cho peak ion giả phân tử tại m/z

397,18626 [M+H]+ ứng với CTPT là C20H29O8 (tính toán lý thuyết là 397,18624). Phổ 1H-NMR cho thấy một nhóm metyl olefinic (δ 1,93, H-17), một nhóm metyl gắn trên cacbon bậc hai (δ 0,92, H-20), hai nhóm metyl gắn trên cacbon bậc IV (δ 1,05, H-18; 1,36, H-19), một proton olefinic (δ 5,97, H-3), một nhóm metylen (δ 2,08, H-6) và năm nhóm metin liên kết với ôxy ở trong vùng δ 3,5-5,0.

Phổ 13C-NMR và DEPT của BM.10 cho thấy có 20 cacbon gồm bốn nhóm

metyl, một nhóm metylen, bảy nhóm metin và tám cacbon không liên kết hydro. Kết hợp các phổ 13C-NMR, HSQC và HMBC cho thấy có một nhóm α,b-keton không no (δ198,2, C-2; 124,3, C-3; 164,0, C-4), một nhóm keton (δ171,4, C-16), năm tín hiệu của nhóm metin trong vùng δ 60-80 và bốn tín hiệu của bốn nhóm metyl. Từ các phân tích trên ta có thể dự đoán BM.10 là một quassinoit có bộ khung picrasane.

Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất BM.10 Vị trí δH(ppm) (DMSO, 500MHz) δC(ppm) (DMSO 125MHz) HMBC (H®C) COSY (H®H) NOESY (H®H) 1 4,13 (s) 82,1 (d) C-2; C-10; C-18 H-5; H-9 2 198,2 (s) 3 5,97 (s) 124,3 (d) C-1; C-5 H-17 4 164,0 (s) 5 2,88 (t, J = 6,5 Hz) 42,6 (d) C-4; C-3; C-1; C-7; C-10; C-6 H-6 H-6; H-1 6 2,08 (m, 2H) 24,4 (t) C-10; C-5; C-8; C-7 H-5;H-7 H-17; H-19 7 4,86 (br s) 78,1 (d) H-6 H-12; H-19 8 37,8 (s) 9 1,95 (s) 44,8 (d) 10 47,1 (s) 11 4,07 (br s) 74,8 (d) 12 3,47 (dd, J=6,5; 2,5 Hz) 78,0 (d) C-11; C-13; C-14 12-OH 13 71,8 (s) 14 1,95 (s) 60,5 (d) C-16 H-20 15 4,27 (dd, J=6,5; 2,0 Hz) 66,7 (d) C-16; C-13; C-14; H-14 H-20

C-8 16 171,4 (s) 17 1,93 (s, 3H) 21,9 (q) C-4; C-3 18 1,05 (s, 3H) 12,9 (q) C-1; C-10; C-9; C-5 19 1,36 (s, 3H) 28,8 (q) C-7; C-14; C-9; C-8 H-6; H-7; H-18 20 0,92 (s) 17,8 (q) H-14; H-15 1-OH 4,53(br s) 11-OH 4,07(br s) 12-OH 4,78 (br s) 13-OH 5,69(br s) 15-OH 6,29 (br s)

Cấu hình lập thể của BM.10 được xác định thông qua phổ hai chiều NOESY. Ta thấy trên phổ NOESY của BM.10 xuất hiện các tín hiệu tương tác của các proton H-1/H-5, H-1/H-9, H3-18/H3-19, H-6/H3-17, H3-19, H-7/H12, H-7/H3-19. Điều đó chứng tỏ hệ vòng A/B và B/C của BM.10 là có cấu hình trans và hệ vòng B/D, C/D có cấu hình cis. So sánh với tài liệu đã được công bố bởi Polonsky và cộng sự, BM.10 được xác định là soulameanone, có CTPT là C20H28O8 và lần đầu tiên được phân lập từ chi Brucea. Quassinoit này cũng được phát hiện ở loài

Soulamea muelleri [119].

Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chất BM.10 và chất tham khảo

Vị trí Hợp chất BM.10 (DMSO-d6) Soulameanone[119] (20% pyriđin-d5/CDCl3) δH (500 MHz) δC (125MHz) δH(250 MHz) δC(125MHz) 1 4,13 (s) 82,1 (d) 4,07 (s) 85,1 (d) 2 198,2 (s) 191,5 (s) 3 5,97 (s) 124,3 (d) 6,04 (br s) 125,9 (d) 4 164,0 (s) 162,3 (s) 5 2,88 (t, J = 6,5 Hz) 42,6 (d) 3,05 (br d, J =13 Hz) 42,9 (d) 6 2,08 (m, 2H) 24,4 (t) - 24,6 (t) 7 4,86 (br s) 78,1 (d) 5,28 (br s) 71,2 (d) 8 37,8 (s) 38,1 (s) 9 1,95 (s) 44,8 (d) 2,28 (d, J = 5,7 Hz) 42,9 (d) 10 47,1 (s) 46,2 (s)

11 4,07 (br s) 74,8 (d) 4,61 (m) 78,5 (d) 12 3,47 (dd, J = 6,5; 2,5 Hz) 78,0 (d) 4,13 (d, J = 6,8 Hz) 79,8 (d) 13 71,8 (s) 72,3 (s) 14 1,95 (s) 60,5 (d) 61,3 (d) 15 4,27 (dd, J = 6,5; 2,0 Hz) 66,7 (d) 4,96 (s) 67,1 (d) 16 171,4 (s) 172,4 (s) 17 1,93 (s, 3H) 21,9 (q) 1,86 (s) 22,2 (q) 18 1,05 (s, 3H) 12,9 (q) 1,26 13,0 (q) 29 1,36 (s, 3H) 28,8 (q) 1,61 (s) 27,2 (q) 20 0,92 (s) 17,8 (q) 1,40 22,2 (q)

Qua việc phân tích kỹ các dữ liệu phổ NMR 1 chiều và 2 chiều, các dữ kiện

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA HAI LOÀI KHỔ SÂM MỀM (BRUCEA MOLLIS WALL.EX KURZ) VÀ CƠM RƯỢU TRÁI HẸP (GLYCOSMIS STENOCARPA (DRAKE) GUILLAUM) Ở VIỆT NAM MAI HÙNG THANH TÙNG. (Trang 66 -90 )

×