0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Loài Cơm rượu trái hẹp (Glycosmis stenocarpa (Drake) Guillaum)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA HAI LOÀI KHỔ SÂM MỀM (BRUCEA MOLLIS WALL.EX KURZ) VÀ CƠM RƯỢU TRÁI HẸP (GLYCOSMIS STENOCARPA (DRAKE) GUILLAUM) Ở VIỆT NAM MAI HÙNG THANH TÙNG. (Trang 43 -46 )

Cây cơm rượu trái hẹp có tên khoa học là Glycosmis stenocarpa (Drake) Guillaum. Ngoài ra cây này còn có tên là Atalantia stenocarpa Drake, hoặc

Murraya stenocarpa (Drake) Guill [5]. Đây là loài có thân gỗ nhỏ, cao 1 m, có mùi thơm gắt, không có gai, không lông; lá thon, to (5-11 x 2-4 cm), bìa lá có răng cưa mịn, cuống lá dài 1-2,3 cm; lá mỏng, mặt trên màu nâu, láng; gân lá có 12-24 cặp; hoa phát ở nách lá, cánh hoa dài 4 mm, tiểu nhụy có chỉ rời nhau, đĩa mật, noãn sào không có lông; trái mập, màu đỏ nhạt, xoan tròn, to khoảng 13-15 mm; hột dài 11- 12 mm, rộng 4 mm [5]. Loài Glycosmis này đã được phát hiện thấy trong vườn quốc gia Cúc Phương [107].

Năm 2005, nhóm tác giả N.M. Cuong, T.Q. Hung, T.V. Sung và Walter C. Taylor đã tách được ba cacbazol, trong đó có một dime cacbazol mới, từ phần dịch chiết n-hexan và cloroform từ rễ của loài G. stenocarpa, Các hợp chất đều được đem thử nghiệm hoạt tính sinh học và cho thấy chúng có các hoạt tính sinh học phong phú [108].

Hợp chất bisisomahanin

Đây là hợp chất mới, lần đầu tiên được phát hiện trong tự nhiên.

Hợp chất murrayafolin A

Hợp chất murrayanin

Qua thử nghiệm hoạt tính sinh học các tác giả cho biết đã xác định được hai hợp chất 173 và 174 đều có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định tốt. Hợp chất

murrayafolin A có nồng độ ức chế tối thiểu MIC đối với các vi khuẩn E. coli, B. subtilis, S. aureus, P. aeruginosa trong khoảng 6,25-50 mg/ml và đối với các nấm C. albicans, S. cerevisar, A. niger, F. oxysporum trong khoảng 6,25-50 mg/ml. Hợp chất murrayanin có nồng độ ức chế tối thiểu MIC đối với các vi khuẩn E. coli, B. subtilis, P. aeruginosa trong khoảng 25-50 mg/ml và đối với các nấm S. cerevisar,

A.niger là 50 mg/ml.

Thử nghiệm gây độc tế bào cho thấy cả hai hợp chất murrayafolin A và murrayanin đều có hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư: dòng tế bào ung thư biểu mô (KB), dòng tế bào ung thư gan (Hep-2) và dòng tế bào ung thư màng tim (RD), nhưng riêng murrayafolin A thể hiện hoạt tính mạnh, IC50 của nó đối với KB, Hep-2 và RD lần lượt là 1,3; 0,24 và 2,41 mg/ml.

Mới đây, 2010, một công bố của nhóm tác giả Hàn Quốc và Việt Nam đã cho thấy hợp chất murrayafolin A có tác dụng ức chế con đường tạo Wnt/b-catenin, một hệ protein được tạo ra trong các tế bào ung thư ở giai đoạn phát triển. Con đường Wnt/b-catenin này dẫn đến sự tích tụ b-catenin trong một số tế bào bệnh lý, đặc biệt có nhiều loại tế bào ung thư đại tràng di căn ở người. Các thử nghiệm đã chứng minh murrayafolin A là chất đối kháng với con đường Wnt/b-catenin. Murrayafolin A gây ra sự giảm b-catenin thông qua một cơ chế không phụ thuộc vào sự photphoryl hóa N-terminal của b-catenin và Siah-1. Murrayafolin A có tác dụng ức chế sự tăng sinh của dòng ung thư đại tràng HCT-116 và SW480 [3].

CHƯƠNG 2.THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA HAI LOÀI KHỔ SÂM MỀM (BRUCEA MOLLIS WALL.EX KURZ) VÀ CƠM RƯỢU TRÁI HẸP (GLYCOSMIS STENOCARPA (DRAKE) GUILLAUM) Ở VIỆT NAM MAI HÙNG THANH TÙNG. (Trang 43 -46 )

×