VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
6.2.2. Giảm thiểu các tác động khác trong giai đoạn hoạt động
6.2.2.1. Thu dọn, bàn giao mặt bằng thi công
Chậm nhất 10 ngày sau khi kết thúc xây dựng, chủ đầu tư và tổ chức xây lắp sẽ chuyển hết vật liệu thừa, sửa chữa những chỗ hư hỏng của đường, vỉa hè, cống, rãnh do qúa trình thi công gây nên, dọn dẹp mặt bằng công trường để bàn giao.
6.2.2.2. Phòng chống cháy nổ
Ngoài các biện pháp kỹ thuật là chủ yếu và có tính chất quyết định để giảm nhẹ các nguồn gây ô nhiễm của dự án, các biện pháp hỗ trợ sau sẽ được Ban quản lý dự án áp dụng cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm:
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn điện, phòng chống cháy nổ đối với mỗi cá nhân học tập và làm việc trong phạm vi dự án.
- Việc xây dựng hạ tầng sẽ được tiến hành theo đúng phương án quy hoạch, đảm bảo tốt việc tiêu thoát nước cho các khu vực xung quanh. Chủ đầu tư dự án rất chú trọng đối với công tác PCCC và an toàn. Mỗi tòa nhà đều có hai hệ thống chữa cháy là hệ thống chữa cháy bằng nước và hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy bằng nước: gồm có 2 loại:
+ Hệ thống chữa cháy vòi phun: có lưu lượng chữa cháy vòi phun trong nhà là 5 l/s.
+ Hệ thống chữa cháy sprinkler.
- Hệ thống chữa cháy bằng bình chữa cháy:
+ Sử dụng để dập tắt các đám cháy mới phát sinh, các đám cháy tại các khu vực không thể chữa cháy bằng nước và các khu vực không có hệ thống chữa cháy bằng nước.
+ Hai loại bình chữa cháy được dùng là bình bột hoá học ABC 4,5 kg và bình khí CO2 4,5 kg.
+ Các bình chữa cháy được đặt ngay tại hộp chữa cháy và tại một số khu vực khác.
6.2.2.3. Ùn tắc giao thông:
Trong quá trình xây dựng bố trí thời gian của ngành giao thông để tránh ùn tắc cho khu vực.
6.2.2.4. Ngập úng:
Giai đoạn xây dựng: Trong quá trình thi công xây dựng thường xuyên nạo vét cống ga tránh phế thải gây tắc đường thoát nước.