Lượng chất thải nguy hại bao gồm các loại giẻ lau dính dầu mỡ, các loạ

Một phần của tài liệu cảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng (Trang 35 - 39)

mỡ rơi rớt trong giai đoạn thi công, ước tính khoảng 5 kg/ngày.

Trong giai đoạn thi công, số lần bảo dưỡng của các phương tiện và thiết bị là 2 lần (trung bình 3- 6 tháng/lần). Lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay (Nghiên cứu tái chế nhớt thành nhiên liệu lỏng – Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự -BQP 2002). Nhưng giai đoạn bảo dưỡng không thực hiện tại khu vực dự án mà thực hiện tại các trạm bảo dưỡng chuyên nghiệp, do vậy hạn chế được sự phát sinh chất thải nguy hại.

b. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Chất thải thông thường:

Ở giai đoạn vận hành dự án, chất thải rắn chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, phát sinh từ các hoạt động của cán bộ giảng viên, học viên làm việc trong Trường như: Giấy, báo, tạp chí cũ, vỏ hộp, gỗ vụn, chất thải hữu cơ, thức ăn thừa, chai nhựa...

- Khối lượng rác thải bình quân: 0,5 kg/người/ngày.

- Số người dự kiến hoạt động thường xuyên của trường (gồm học viên và giáo viên là 2570 người).

- Dự kiến lượng rác thải:

0,5kg/người/ngày x 2570 * 10% =128,5 kg/ngày.

Lượng rác này không nhiều, nhưng lại rải rác xung quanh khuôn viên trường học, vì vậy dự án bố trí vị trí các thùng rác lưu động sao cho thích hợp để chứa chất thải rắn phát sinh và thuận tiện cho bộ phận nhân viên thu gom rác của trường.

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại CTNHMã

Rắn Lỏng Bùn

1 Chất thải có chứa dầu x x - 19 07 01

2 Giẻ lau, găng tay dính dầu x - - 18 02 01

3 Dầu nhiên liệu x - - 17 06 01

4 Cặn sơn, sơn và véc ni thải có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

x x - 08 01 01

5 Chất thải từ quá trình cạo, bóc tách sơn hoặc véc ni có dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác

x

- - 08 01 03

Do không có bãi chứa chất thải riêng nên biện pháp xử lý kinh tế và phù hợp nhất hiện nay là hợp đồng với Công ty môi trường đô thị của thành phố vận chuyển lượng rác thải đã được tập trung đến nơi quy định.

Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của trường dự báo gồm: + Bóng đèn neon vỡ, hỏng,

+ Mực in thải, + Sơn,

+ Phẩm mầu.

Dự kiến, lượng thải nguy hại phát sinh ước tính trong giai đoạn hoạt động của trường chiếm 10% lượng rác thải thông thường là 12,85 kg/ngày. Chất thải nguy hại được lưu giữ tạm thời trong các thùng chứa bằng phuy nhựa.

5.2. Chất thải khác

Ngoài các loại chất thải chính kể trên, trong giai đoạn thi công dự án còn phát sinh ra các loại chất thải khác như: Tiếng ồn, bụi bẩn. Đây là hai loại ô nhiễm phát sinh ra ngay khi dự án bắt đầu được thực hiện, nó có ảnh hưởng trực tiếp và liên tục trong suốt thời gian thực hiện dự án đến cán bộ công nhân thi công dự án và sinh hoạt của người dân xung quanh, cũng như người tham gia giao thông trên tuyến đường tiếp giáp và đường vào khu vực Dự án. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi bẩn sẽ giảm dần khi quá trình giải phóng mặt bằng được thực hiện xong và bước vào giai đoạn thi công.

5.3. Các tác động khác

- Cháy nổ: Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ:

-Quá trình thi công xây dựng cũng như dọn dẹp mặt bằng: nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa...) thì khả năng gây cháy có thể xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Các nguồn nhiên liệu (dầu DO) thường có chứa trong công trường dù ít cũng là một nguồn gây cháy nổ.

-Do chập điện, do ý thức của con người, cháy ở qúa trình vận hành máy phát điện dự phòng...

- Chập điện: Do sử dụng quá tải, các tiếp điểm bẩn do để lâu ngày sinh ra. - Sét: Có thể xảy ra trong qúa trình thi công cũng như trong quá trình vận hành công trình, quá trình vận hành hệ thống chống sét không đảm bảo kỹ thuật.

- Ùn tắc giao thông: Xảy ra do quá trình tập kết nguyên vật liệu, điều hành xe máy thi công. Khi thi công các hạng mục của dự án sẽ làm tăng mật độ dân cư và hoạt động giao thông nên sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của một số hộ kinh doanh, dân cư sống trong khu vực như là có thể xẩy ra tai nạn giao thông, va chạm giữa công nhân và dân cư trong khu vực...

- Hiện tượng ngập úng: ảnh hưởng đến hạ tầng cơ sở, tắc đường thoát nước do vệ sinh công trường, các khu vực xung quanh.

- An toàn lao động: Trong quá trình thực hiện dự án, các tai nạn rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra như: Tai nạn lao động, gãy chân tay do mang vác các vật nặng hoặc bị rơi vật liệu vào công nhân thi công hoặc người qua lại, trong quỏ trỡnh bốc dỡ vật liệu xây dựng, thi công các hạng mục của công trình, thậm chí có thể đổ cần cẩu hoặc sập nhà...

-Các chất ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);

-Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;

-Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ, ...

-Việc thi công các công trình trên cao sẽ làm tăng cao khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các dàn giáo, trên các nhà đang xây, từ công tác vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát, sắt thép...) lên cao và nhiều nguyên nhân khác nữa;

-Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...

-Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...

- Hệ sinh thái: đây là khu vực đã được quy hoạch, dự án nằm trong khu vực quy hoạch do đó hệ sinh thái không phong phú, việc xây dựng dự án hầu như không có tác động đến hệ sinh thái khu vực.

Tuy các ảnh hưởng này chỉ mang tính cục bộ trong thời gian thi công dự án nhưng chủ đầu tư cũng đã đánh giá mức độ ảnh hưởng từ đó đưa ra các phương án xử lý thích hợp để không làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân, công nhân trên công trường.

Một phần của tài liệu cảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng (Trang 35 - 39)