Giảm thiểu chất thải trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu cảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng (Trang 43 - 48)

VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

6.1.2.Giảm thiểu chất thải trong giai đoạn hoạt động

Hoạt động và sinh hoạt của các cán bộ và sinh viên trong Trường có mức độ ô nhiễm không khí là không đáng kể. Ban quản lý dự án đã yêu cầu đơn vị thiết kế dự án đã có những biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện thông gió, điều hòa vi khí hậu cho tất cả các phòng học và làm việc của công trình.

- Các phòng học và phòng làm việc được thiết kế thông thoáng nhằm đảm bảo khả năng thông gió của các tầng.

- Sử dụng hệ thống quạt thông gió để tăng cường khả năng trao đổi khí. - Bố trí một cách hợp lý hệ thống cây xanh trong và ngoài khu vực các tòa

nhà.

Ngoài ra còn một lượng nhỏ khí ô nhiễm khi hoạt động máy phát điện. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, máy phát điện vận hành bằng dầu DO, tải lượng ô nhiễm không cao và không hoạt động thường xuyên, khí thải từ máy phát điện sẽ được phát tán qua ống khói thích hợp cùng với hệ thống thông gió của công trình. Với các biện pháp trên sẽ hạn chế được ô nhiễm không khí do khả năng hút, giữ bụi và lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí.

- Hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm mùi như cống phải có nắp, nghiêm cấm phóng uế và vứt rác thải bừa bãi,...

- Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh.

6.1.2.2.Giảm thiểu ô nhiễm độ ồn và rung do hoạt động của máy phát điện

Tiếng ồn, rung chủ yếu là từ hoạt động của máy phát điện. Các biện pháp sau được áp dụng ngay khi bắt đầu lắp đặt máy phát điện:

- Bố trí máy phát điện trong buồng cách âm ở tầng kỹ thuật. - Lắp đệm chống ồn trong quá trình lắp đặt máy phát điện

- Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng.

43 MÁY PHÁT ĐIỆN Buồng tiêu âm Vật liệu tiêu âm

Hình 6.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện

6.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nước

Hệ thống thoát nước của trường được thiết hệ thống thoát nước riêng cho nước thải sinh hoạt và nước mưa. Hệ thống cấp, thoát nước được thiết kế xây dựng tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy phạm và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại.

* Đối với nước thải sinh hoạt

Như trên đã trình bày, nước thải sinh hoạt cần được xử lý trước khi xả vào nguồn. Tùy thuộc mức độ làm sạch nước thải tuỳ thuộc vào tính chất từng loại nước thải và khả năng tự làm sạch nơi chứa nước thải, phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường. Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng bể tự hoại BASTAF và được dẫn bằng hệ thống cống tròn BTCT tự chảy tới điểm đấu nối của khu vực. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN14:2008 mức B trước khi xả vào nguồn tiếp nhận của khu vực Cụm trường trung học và dạy nghề.

Hình 6.2. Mô hình bể tự hoại cải tiến BASTAF

Nguyên lý hoạt động:

Cặn lắng được giữ lại trong bể, dưới tác động của vi khuẩn yếm khí, cặn được phân hủy thành các chất khí và khoáng hòa tan. Bùn cặn lên men sẽ định kỳ được chuyển đi bằng xe hút bùn chuyên dụng. Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 30 - 35% theo BOD và 50 - 55% đối với cặn lơ lửng.

Việc lựa chọn giải pháp xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước thải là yếu tố quan trọng vì là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến giá thành xây dựng mạng lưới và giá thành hệ thống thoát nước nói chung. Cần xây dựng hệ thống thoát nước tự chảy trên cơ sở triệt để lợi dụng địa hình, đảm bảo thu được toàn bộ lượng nước thải, tránh đào đắp nhiều. Đồng thời, chọn tuyến hợp lý để đạt hiệu suất thu gom lớn với tổng chiều dài cống nhỏ nhất, tránh trường hợp nước chảy vòng, giảm chiều sâu đặt cống. Đặt đường ống thoát nước thải phải phù hợp với điều kiện địa chất, thủy văn và tuân theo các quy định về khoảng cách với các đường ống kỹ thuật hoặc công trình ngầm khác. Nước thải phải được thu gom và đưa tập trung về các khu vực thuận tiện cho mạng lưới thoát nước chung, các khu vực nhạy cảm hoặc các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm.

Nước thải sau khi thu gom được xử lý bằng bể tự hoại BASTAF được xử lý đến mức B của QCVN 14:2008 trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

Để xử lý hoạt động ổn định, đảm bảo tuân thủ các quy định, yêu cầu về quản lý vận hành và kiểm soát nồng độ các chất bẩn không vượt quá giới hạn cực đại theo Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 51:2008 của Bộ Xây dựng.

Ngoài các giải pháp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nêu trên, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước thải. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ sung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.

* Đối với nước mưa

Trong nước mưa của dự án có chứa một lượng dầu mỡ nhất định, phát sinh từ hoạt động của bãi đỗ xe. Mặc dù lượng dầu mỡ này không lớn nhưng đây là các chất khó phân hủy, nếu không xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường nước mặt.

Hệ thống thoát nước mưa được bố trí riêng với hệ thống thoát nước bẩn. Nước mưa được thiết kế thu gom qua giếng thu, sau đó đưa qua hệ thống tách dầu là dạng hố phân ly dầu đơn giản gồm hố phân ly dầu cấp 1 và cấp 2. Nước ra từ các bể phân ly cấp 1 được đưa sang bể phân ly cấp 2 phân tách hết các lớp dầu còn lại.

Hố phân ly dầu có hai ngăn: nước thải vào một ngăn và ra ở đáy một ngăn. Ở ngăn 2, phía trên có bố trí ống thu dầu nổi lên. Hiệu quả tách dầu của bể có thể đạt tới 95%. Cặn dầu thu được xử lý bằng phương pháp đốt vì khối lượng nhỏ khoảng 0,1 - 0,2 kg/ngày.

Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 24:2009, cột B trước khi xả thải ra môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

Ống thu dầu

nổi Nước thải nhiễm

dầu

DÉn vào hệ thống tho¸t chóng

Bể phân ly I

Để hệ thống xử lý nước mưa nhiễm dầu mỡ hoạt động tốt, hiệu quả cao, cần thực hiện một số các biện pháp sau:

- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước mưa, tránh ùn tắc, ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho các loại muỗi, côn trùng phát sinh gây nên các dịch bệnh.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ, kịp thời phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

- Đảm bảo duy trì các tuyến hành lang an toàn cho toàn hệ thống thoát nước mưa. Không để các loại rác thải, chất lỏng độc hại xâm nhập vào đường thoát nước.

- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất bẩn trong nước mưa.

6.1.2.4.Các biện pháp quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn sau khi dự án đưa vào hoạt động là rác thải sinh hoạt. Lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể thu gom tập trung đơn giản bằng các thùng rác đặt trên vỉa hè, hành lang. Các thùng rác này có dung tích 0,5m3 và đặt cách nhau 200m theo bán kính. Số lượng thùng rác dự kiến sử dụng 75 chiếc

Chất thải sau khi thu gom sẽ thuê Công ty môi trường đô thị đem đi để xử lý. - Đối với chất thải nguy hại sẽ được phân loại ngay từ nguồn vào các thùng chứa. Các thùng chứa được phân biệt bằng các màu sắc và nhãn mác, và được hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.

- Đơn vị dự kiến thuê là: Công ty TNHH Một thành viên môi trường và đô thị (URENCO)

Rác từ các khu

vực trong trường Thùng chứa rác Khu vực tập kết

chung của trường Thuê Công ty MTĐT xử lý

Hình 6.4. Sơ đồ quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu cảm kết bảo vệ môi trường tòa nhà cao tầng (Trang 43 - 48)