Bảng 3.4 Hệ số OPFs đo đạc bởi hãng Elekta

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG XẠ PHẪU GAMMA KNIFE (Trang 63 - 67)

chính xác của phép đo thực nghiệm với N lần đo được tính bởi biểu thức sau [33]:

1 N i i i r r N = =∑ (3.10)

Trong đó, ri là giá trị sai số lần đo thứ i: ( ) (2 ) (2 )2

i t i t i t i

r = xx + yy + zz (3.11)

(xt,yt,zt) là giá trị thật ; (xi,yi,zi) là giá trị lần đo thứ i. Nếu đo chỉ trong 1 lần, độ chính xác của phép đo:

( ) (2 ) (2 )2

1 t 1 t 1 t 1

r = xx + yy + zz (3.12)

Độ lệch chuẩn của phép đo: là giá trị tuyệt đối đặc trưng cho độ phân tán, được tính

toán từ một mẫu có N lần đo được tính bởi biểu thức sau [33]:

( )2 1 1 N i i i r r r S N = − = − ∑ (3.13)

3.3.4.2. Độ chính xác và độ lệch chuẩn trong xạ phẫu LGK

Toàn bộ 201 nguồn 60Co phát bức xạ gamma được đặt trên một hình bán cầu bao quanh đầu bệnh nhân ở vị trí điều trị. Tia gamma phát ra từ những nguồn được chuẩn trực thành những chùm tia hẹp, hướng vào một tiêu điểm isocenter hay điểm tập trung UCP phóng xạ (Radiological Unit Center Point) của thiết bị Gamma knife.

Hình 3.13 UCP cơ khí và các trục của tia [30]

Theo lý thuyết, trục của một chùm tia được xác định bởi đường thẳng nối “tâm” của nguồn bức xạ và UCP xác định bằng cơ khí (Mechanical UCP). Theo định nghĩa này thì toàn bộ 201 trục của chùm tia đều phải cắt bề mặt của một khối cầu có tâm trùng với UCP.

Độ lệch của chùm tia (Precision).

Bán kính của khối cầu có tâm trùng với UCP xác định độ lệch chuẩn khi các tia phóng xạ đi qua [30].

Độ chính xác trong sự phân bố trục các chùm tia hay bán kính nhỏ nhất của hình cầu mà các tia đều đi qua đóng một vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố liều bức xạ của toàn bộ chùm tia.

Độ chính xác của chùm tia phóng xạ (Accuracy).

Hướng các tia phóng xạ

UCP – cơ khí

b. UCP phóng xạ [30] Hình 3.14 a. UCP Cơ khí

Độ chính xác trong việc phân bố chùm tia phóng xạ đến vị trí UCP − cơ khí được xác định là khoảng cách giữa UCP − cơ khí và UCP − phóng xạ. Việc giới hạn độ chính xác cho phép của sự phân bố các trục chùm tia phải được đo đạc và thực tế là đã được xác định cho collimator đường kính nhỏ nhất 4 mm.

Hai trunnion gắn vào mũ chuẩn trực cho phép đưa một điểm xác định trước trong hệ thống xác định tọa độ đến vị trí của UCP cơ khí. Sự sai lệch trong việc đưa vị trí cần chiếu xạ đến UCP cơ khí gây ra bởi các Trunnion là bản chất của hệ thống. Sai số cho phép là 0,5 mm cũng là sai số của phương pháp thực nghiệm dùng để xác định nó [33].

3.3.5. Chương trình đo liều hấp thụ tuyệt đối

Trong giai đoạn thực hiện xạ phẫu cho bệnh nhân, khung định vị đầu bệnh nhân di chuyển tới vị trí isocenter (UCP) để thiết bị xạ phẫu LGK chiếu tia. Vi trí isocenter cách đều 201 nguồn phóng xạ 60Co với khoảng cách 400 mm nên chúng tôi sẽ thực hiện phép đo suất liều hấp thụ tuyệt đối tại vị trí này, ở độ sâu 80 mm trong phantom cầu Polystyrene cho collimator 18 mm nhằm so sánh giá trị của suất liều hấp thụ tuyệt đối đo đạc và suất liều hấp thụ tuyệt đối tính toán trong phần mềm LGP. Từ đó, chúng tôi xác định sai số tương đối cho phép của suất liều hấp thụ đo đạc và đánh giá xem có đạt yêu cầu ≤ 5 % hay không?

Mục đích

Các đặc trưng về vật lý bức xạ của thiết bị xạ phẫu Gamma knife được thiết lập trong hệ thống lập kế hoạch LGP dưới dạng các số hạng tương đối. Phương pháp tính liều sử dụng các số hạng tương đối được đánh giá cao vì các đặc trưng về vật lý bức xạ của LGK là rất ổn định.

Thiết bị xạ phẫu LGK có bốn loại collimator chuẩn trực chùm tia với đường kính 4 mm, 8 mm, 14 mm, 18 mm. Hệ thống lập kế hoạch LGP yêu cầu suất liều hấp thụ tuyệt đối (Gy/phút) ở khoảng cách 400 mm từ nguồn tới UCP (SAD = 400 mm), ở độ sâu 80 mm trong phantom cầu Polystyrene ứng với loại collimator đường kính 18 mm

thiết để LGP tính toán thời gian điều trị cho mỗi lần phát tia có tính đến sự phân rã của nguồn phóng xạ.

Chúng ta có thể xác định những giá trị suất liều hấp thụ tuyệt đối còn lại của collimator 4 mm, 8 mm, 14 mm dựa vào các số hạng tương đối OPF của collimator (Output factors), được đo đạc bởi hãng Elekta vì việc xác định trực tiếp liều hấp thụ của các collimator đường kính 4 mm, 8 mm, 14 mm không phù hợp do đường kính của các loại collimator này nhỏ hơn đường kính của buồng ion hóa. Những số hạng OPF của các collimator do hãng Elekta đo đạc có giá trị trong bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4 Hê số OPFs đo đạc bởi hãng Elekta

Đường kính collimator OPF

18 mm 1,00

14 mm 0,98

8 mm 0,95

4 mm 0,87

Ghi chú: Thông thường thì LGP tính toán thời gian điều trị ở liều hấp thụ cực đại. Vì

buồng ion hóa đo suất liều hấp thụ tại UCP nên suất liều hấp thụ cũng phải được tính ở vị trí này (X = Y = Z = 100,0).

Suất liều hấp thụ tuyệt đối xác định bằng thực nghiệm không được sai khác hơn ± 3 % so với suất liều hấp thụ tuyệt đối tương ứng ở LGP [34]. Trong trường hợp sự sai khác là lớn hơn 3 % thì phải đánh giá lại và thay đổi suất liều hấp thụ tuyệt đối đã lưu trữ trong LGP.

Chu kỳ kiểm tra

Việc kiểm tra phải được thực hiện trong vòng (6 − 12) tháng sau khi lắp đặt nguồn bức xạ và định kì một lần hàng năm trong thời gian tiếp theo.

Tóm tắt thủ tục đo liều hấp thụ tuyệt đối

1. Bật Electrometer ít nhất 10 phút trước khi đo đạc. 2. Lắp đặt mũ chuẩn trực 18 mm vào LGK

3. Định vị Phantom cầu Polystyrene ở vị trí X = 100,0 mm và khóa Trunnion còn lại ở tọa độ X = 100,0 mm

4. Định vị thể tích nhạy của buồng ion hóa ở vị trí X = Y = Z = 100,0 mm.

5. Kiểm tra sự rò phóng xạ (L) bằng cách đo trong 5 phút với buồng ion hóa không được chiếu xạ: L = 0,01 (nC).

6. Đo nhiệt độ T(C0) và áp suất P(mbar).

7. Tiến hành chiếu xạ khi Helmet ở vị trí điều trị trong 10 phút. Ghi giá trị đo trong mỗi phút.

8. Đo điện tích trong 1 phút Mu sau khi đã loại bỏ dòng rò từ chỉ số điện tích M:

u

L

M M

r

Một phần của tài liệu ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG XẠ PHẪU GAMMA KNIFE (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w