II. Quản lý Nhà nước đối với thị trường bất động sản Việt Nam
TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM I.Phương hướng
2.1. Nhóm giải pháp chính sách, pháp luật
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay không ngừng thay đổi đáp ứng những nhu cầu phát triển của thị trường. Nhưng cũng chính vì vậy mà hệ thống luật liên quan đến thị trường bất động sản còn nhiều manh mún và tồn tại nhiều kẽ hở. Do đó, phải xây dựng hệ thống luật liên quan tới các mối quan hệ của bất động sản nhưng luôn phải đảm bảo các nguyên tắc:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý. Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho công dân. Do đó, trên thị trường bất động sản Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất.
Quản lý thị trường bất động sản phải đặt trong mối bối cảnh nền kinh tế.
Đảm bảo mở rộng phạm vi điều chỉnh các yếu tố trên thị trường bất động sản, không hạn chế đối tượng có thể tham gia vào các giao dịch của thị trường.
Luật pháp về bất động sản bám sát tình hình biến động của thị trường, xóa bỏ thị trường ngầm, thị trường phi chính thức.
Đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất của các văn bản luật.
Cơ chế luật được xây dựng dựa theo những nguyên tắc trên sẽ chi phối tất cả các giao dịch của thị trường bất động sản như mua bán, thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng... Điều này sẽ tránh được tranh chấp, kiện tụng về bất động sản. Đồng thời, hệ thống luật này sẽ trực tiếp bổ sung cho những kẻ hở mà hệ thống pháp luật hiện hành, sửa đổi bổ sung những điểm bất cập trong các chính sách đang áp dụng hiện tại.
Bên cạnh đó, Nhà nước phải thúc đẩy quá trình đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai chậm chạp hiện nay. Nhanh chóng có hướng giải quyết cụ thể cho những hồ sơ còn tồn đọng và xây dựng phương án tổ chức đăng ký mới cho các bất động sản mới thành lập. Có cơ chế xây dựng và quản lý hệ thống thụng tin có được từ công tác này để không bị thiếu cơ sở thông tin khi tiến hành các hoạt động liên quan đến thị trường bất động sản.
Hoàn thiện hệ thống quy hoạch, kế hoạch đồng bộ và toàn diện. Các bản quy hoạch kế hoạch phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược mà Nhà nước đặt ra. Các bản quy hoạch này phải được xây dựng sau khi tiến hành khảo sát khách quan và chính xác các yếu tố:
Điều kiện tự nhiên. Điều kinh tế xã hội.
Dân cư, lao động, mật độ dân số. Mức sống, thu nhập dân cư. Phong tục tập quán.
Xu hướng và tốc độ phát triển trong tương lai của các yếu tố trên.
Các bản quy hoạch được tham khảo ý kiến của dư luận xã hội và các chuyên gia đầu ngành để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các bản quy hoạch. Kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng năm được xây dựng trên cơ sỏ kế hoạch 5 năm và quy hoạch sử dụng đất. Các bản kế hoạch đặt ra các chỉ tiêu cụ thể chi tiết phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội trong năm của địa phương.
Thị trường bất động sản phát triển lành mạnh cần có rất nhiều yếu tố. Trong số đó là các giải pháp mang tính hỗ trợ thị trường của bất động sản. Nhà nước có những chính sách cụ thể từng bước xây dựng thị trường bất động sản hoàn chỉnh đầy đủ các đối tượng và các quyền phù hợp với hiến pháp.
Nhà nước tiến hành cân đối cung, cầu, giá cả trên thị trường bất động sản.Nhà nước hạn chế sự khan hiếm hoặc dư thừa cung cầu trên các phân khúc khác nhau của thị trường bất đống sản bằng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước đang tham gia vào thị trường bất động sản và thông qua điều tiết các yếu tố liên quan như cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, giá cả nguyên vật liệu… Điều này đảm bảo thị trường không bị rơi vào những cơn sốt nóng, sốt lạnh bất thường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những giải pháp thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh và lâu dài bao gồm:
Chính sách thu hút vốn đầu tư cụ thể như ưu đãi thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tạo lập các khu đất sạch cho đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nền cơ bản.
Nhà nước có thể hỗ trợ về vốn như cho vay vốn ưu đãi, tổ chức phát hành trái phiếu xây dựng huy động vốn…
Nhà nước hỗ trợ cung cấp nguồn thông tin chính quy cho thị trường từ hệ thống kiểm soát thông tin của Nhà nước, đảm bảo thông tín có tính ứng dụng cao.
Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần những chế tài xử phạt những đối tượng gây thất thoát, lãng phí nguồn lực cũng như cơ hội phát triển của thị trường bất động sản. Sử phạt hành chính và dân sự cũng như hình sự đối với những hoạt động ảnh hưởng xấu tới thị trường hòng trục lợi cá nhân.
2.3.Nhúm giải pháp về nguồn nhân lực
Hàng năm ở Việt Nam mỗi năm có hàng triệu sinh viên ra trường trong đó có không ít những sinh viên được đào tạo đúng chuyên ngành bất động sản và quản lý Nhà nước về bất động sản. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt cho bộ máy quản lý sau này. Tuy nhiên hiện chưa có nhiều sinh viên ra trường có điều kiện tham gia công tác quản lý bởi khả năng tiếp cận các vị trí thích hợp là rất thấp. Một phần vì sinh viên chưa có kinh nghiệm thực tế nên rất khó để có thể tham gia vào công tác quản
lý bất động sản, một phần là vì các chính sách tuyển dụng cử nhân kinh tế vào làm trong khu vực Nhà nước chưa được xem trọng. Do đó, cần phải có những chính sách thu hút lực lượng quản lý được đào tạo bài bản này để nâng cao hiệu lực trong công tác quản lý.
Ngoài ra, Nhà nước nên thu hút nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm đang hoạt động các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Họ sẽ là đội ngũ cán bộ quản lý giỏi do đó nắm bắt được những vấn đề khách quan của nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói chung.
Các chính sách thu hút nhân tài bao gồm:
Đãi ngộ đặc biệt đối với những vị trí chí lãnh đạo then chốt ở các bộ, ban, ngành, sở, cơ quan chuyên môn.
Xây dựng cơ chế tuyển dụng linh hoạt, phù hợp với nhu cầu phát triển của bộ máy quản lý.
Cơ chế lương, thưởng, bảo hiểm, phù hợp.
Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần có những ràng buộc mang tính cơ chế khi tổ chức đầu tư, đãi ngộ các cản bộ quản lý thị trường bất động sản để không bị chẩy máu chất xám, lãng phí ngân sách Nhà nước mà lợi ích thì chỉ rơi vào một số cá nhân.
Các chính sách nâng cao trình độ cán bộ đang tham gia thực hiện công tác quản lý bao gồm:
Tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn để các cán bộ quản lý thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức.
Tổ chức chương trình tu nghiệp nâng cao trình độ quản lý trong và ngoài nước đối để xây dựng nguồn nhân lực cấp cao đối với những cán bộ có chuyên môn, trình độ.
Tổ chức thi đua, khen thưởng các cán bộ có thành tích cao, đaọ đức tốt.
Xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm của cán bộ quản lý trong quá trình công tác.
Đây là những giải pháp nhân lực tương đối hiệu quả để có thể có một đội ngũ quản lý thực sự mạnh.