Sự biến đổi hình dáng đường cong F0 của âm tiết

Một phần của tài liệu đồng cấu âm trong tiếng việt (Trang 49 - 53)

1.1 Giới thiệu chung

Sự biến đổi cao độ (hình dáng đường cong F0) là yếu tố quan trọng nhất cần nghiên cứu trong tổng hợp tiếng nói. Khi các âm tiết đứng độc lập thì hình dáng đường cong F0 của các âm tiết phụ thuộc vào thanh điệu của âm tiết đó. Nhưng khi ở trong cừu thỡ hình dáng đường cong F0 của âm tiết lại bị tác động bởi nhiều yếu tố: vị trí của âm tiết trong ngữ đoạn (đầu, giữa, cuối), kiểu câu, thanh điệu của âm tiết khảo sát và của âm tiết liền trước, âm vị cuối của âm tiết liền trước và âm vị đầu tiên của âm tiết khảo sát. Tuy nhiên, ở đây ta không có tham vọng khảo sát hết các trường hợp, ngữ đoạn mà được giới hạn là “câu trần thuật”. Với các phụ ừm đầu hữu thanh thì phần cao độ của những phụ âm này tạm thời không xét đến vì tớnh không ổn định. Những khảo sát sơ bộ cho phép kết luận rằng hình dáng đường cong F0 của âm tiết trong ngữ đoạn phụ thuộc vào:

• Thanh điệu của âm tiết đứng liền trước

• Thanh điệu của âm tiết đang khảo sát

• Âm vị cuối cùng của âm tiết đứng liền trước

• Âm vị đầu tiên của âm tiết đang khảo sát

Để tạo thuận lợi cho việc viết các modun tổng hợp về sau, các âm tiết trong ngữ đoạn được đo bắt đầu và kết thúc tại thời điểm ứng với điểm cực tiểu địa phương của đường cong năng lượng tương ứng. Phần mềm được lựa chọn cho phân tích là phần mềm Praat với 512 ngữ đoạn được chọn lọc, bước đầu đã cho những kết quả tốt.

1.2. Tóm tắt kết quả phân tích.

• Đối với âm tiết mang thanh điệu không dấu

Hình dáng đường cong F0 của âm tiết phụ thuộc chủ yếu vào thanh điệu của âm tiết đứng liền trước nó như sau:

Độ lệch tớnh theo phần trăm như sau: Thanh điệu của âm tiết

đứng liền trước Công thức tớnh Giá trị (%) Không dấu (Begin-

End)/Begin 5-15 Sắc (Begin- End)/Begin 5-15 Ngã (Begin- End)/Begin 10-20 Huyền (Max-End)/Max 5-15 Nặng (Max-Begin)/Max 10-30 Hỏi (Max-Begin)/Max 10-20

Bảng 13: Độ lệch của đường cong F0 ứng với thanh không dấu

• Đối với âm tiết mang thanh điệu huyền

Hình dáng đường cong F0 của âm tiết như sau:

Độ lệch tớnh theo phần trăm như sau: Thanh điệu của âm tiết

đứng liền trước Công thức tớnh Giá trị (%) Không dấu (Begin-

End)/Begin 20-30 Huyền (Begin- End)/Begin 10-20 Hỏi (Begin- End)/Begin 0-10

Nặng (Begin-

End)/Begin 10-20

Sắc (Max-End)/Max 20-30

Ngã (Max-End)/Max 30-40

Bảng 14: Độ lệch của đường cong F0 ứng với thanh huyền

• Đối với âm tiết mang thanh điệu sắc

Hình dáng đường cong F0 của âm tiết như sau:

Độ lệch tớnh theo phần trăm như sau: Thanh điệu của âm tiết

đứng liền trước Công thức tớnh Giá trị (%) Không dấu (Begin-Min)/Begin 20-30 Ngã (Begin-Min)/Begin 20-30 Hỏi (Begin-End)/Begin 0-20 Sắc (Begin-End)/Begin 10-20 Huyền (End-Begin)/End 10-20

Bảng 15: Độ lệch của đường cong F0 ứng với thanh sắc

• Đối với âm tiết mang thanh điệu hỏi

Độ lệch tớnh theo phần trăm như sau: Thanh điệu của âm tiết

đứng liền trước

Công thức tớnh Giá trị (%) Không dấu (Begin-Min)/Begin 30-45 Huyền (Begin-End)/Begin 10-20 Sắc (Begin-End)/Begin 30-45

Bảng 16: Độ lệch của đường cong F0 ứng với thanh hỏi

• Đối với âm tiết mang thanh điệu nặng

Hình dáng đường cong F0 của âm tiết như sau:

Độ lệch tớnh theo phần trăm như sau: Thanh điệu của âm tiết

đứng liền trước

Công thức tớnh Giá trị (%) Không dấu (Begin-Min)/Begin 20-25 Huyền (Begin-End)/Begin 10-15 Sắc (Max-End)/Begin 10-20

Bảng 17: Độ lệch của đường cong F0 ứng với thanh nặng

1.3. Phân tích cụ thể

Các kết quả được trình bày có hình ảnh kèm theo. Hình ảnh trong cùng một cột là của cùng một người thu ừm. Cỏc hình ảnh thể hiện đường cong năng lượng và đường cong tần số cơ bản F0 của âm tiết đang khảo sát. Đường mầu vàng là đường năng lượng, đường mầu xanh là đường cong F0. Do hạn chế về mặt thời gian nờn cỏc kết quả được nêu ra ở đây chưa thể đủ mạnh để khẳng định nó là quy luật. Các kết quả được nêu ra theo thứ tự của thanh điệu âm tiết khảo sát (không dấu, sắc, huyền, nặng, hỏi). Riêng âm tiết có thanh điệu ngó thỡ qua khảo sát ta thấy xảy ra hiện tượng mất tín hiệu (đường cong F0 không thể hiện) cho nên tạm không xét đến trường hợp này.

Tương ứng với mỗi trường hợp (cùng thanh điệu của âm tiết đang khảo sát và cùng thanh điệu của âm tiết liền trước âm tiết đang khảo sát) đều có:

• Bảng thể hiện các giá trị cao độ tại các điểm (đầu âm tiết, cuối âm tiết, giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của cao độ âm tiết) được kí hiệu: Vị trí khảo sát Kí hiệu trong bảng

Bắt đầu Begin Kết thúc End Điểm lớn nhất Max Điểm nhỏ nhất Min

Bảng 18: Kí hiệu các điểm khảo sát trên đường cong F0 của âm tiết

• Hình ảnh đường cong F0 của âm tiết đang được khảo sát trong nhúm đó sau khi đã được bình thường hoá.

Các thanh điệu được kí hiệu như sau: Thanh

điệu Kí hiệu trong hình vẽ Không dấu Ton1

Huyền Ton2

Sắc Ton3

Hỏi Ton4

Nặng Ton5

Bảng 19: Kí hiệu các thanh điệu trên hình trong bảng phụ lục A ( Xem trong phần Phụ lục A trang 64 - 90)

Một phần của tài liệu đồng cấu âm trong tiếng việt (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w