2. Các khó khăn gặp phải
2.1 Nghiên cứu với tập CSDL rộng lớn
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí từ trong câu. Chúng ta phải tìm ra vị trí từ trong câu (đầu câu, giữa câu, cuối câu) ảnh hưởng như thế nào về các yếu tố sau của từ (âm tiết):
• Độ lớn của F0 trung bình
• Giá trị cực đại của F0 trung bình
• Giá trị cực tiểu của F0 trung bình
• Về độ lớn của năng lượng âm tiết
• Về trường độ âm tiết
• Về trường độ của khoảng lặng phía trước cũng như phía sau.
• Hình dáng đường cong F0
Như cách thủ công thông thường thứ tự công việc sẽ là:
• Chọn trong CSDL cỏc cừu chứa cùng một từ mà từ này có thể đứng ở các vị trí khác nhau trong cỏc cừu kỏc nhau.
• Tiến hành đo các thông số về F0 trung bình, độ lớn năng lượng, trường độ, …..
• Xem xét các kết quả đo được ở trên để tìm ra các quy luật. Nhưng vấn đề xem xét các kết quả sẽ gặp phải khó khăn khi:
• Tập CSDL là lớn
• Mục tiêu so sánh thay đổi sang thanh điệu thì số lượng các nhân tố cần so sánh tăng lên. Chúng ta phải xem xét thanh điệu của từ phía trước cũng như phía sau ảnh hưởng như thế nào đến âm tiết trong tín hiệu câu tiếng nói. Số lượng các nhân tố so sánh là bảy (không có thanh điệu, thanh nặng, thanh không dấu, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, và thanh ngó). Cỏc nhân tố cần so sánh sẽ tăng lên
rất nhiều khi mục tiêu so sánh lại là ảnh hưởng của các âm vị đối với từ liền phía trước và từ liền phía sau trong câu. Trong Tiếng Việt âm đầu của từ liền phía sau bao giờ cũng là phụ âm với số lượng là 21 và âm cuối thì bao gồm 6 phụ âm vần và 2 bán nguyên âm vần. (Ngữ pháp Tiếng Việt của Ts. Nguyễn Hữu Quỳnh, 2001, Trang 69, 77).