Các giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông – TP. Hà Nội (Trang 40 - 42)

- Công ty Môi trường Đô thị cần kết hợp với UBND quận Hà Đông ban hành chính sách bắt buộc các hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn vào các túi nilon khác nhau. Đối với chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế được gồm giấy, kim loại, thủy tinh sẽ phải cho vào từng túi thích hợp. Đối với chất thải rắn vô cơ không tái chế được cho vào một túi khác để đem đi chôn lấp và chất thải rắn hữu cơ được thu gom riêng để chế biến vi sinh. Cụ thể: UBND cần kết hợp với Công ty Môi trường Đô thị trang bị túi nilon để đựng rác sau khi phân loại cho các hộ gia đình. Tại các khu công cộng đặt những thùng rác nhiều ngăn và ghi chú phân loại rác rõ ràng. Đặc biệt Công ty Môi trường Đô thị cần trang bị xe chở rác có ngăn để phân loại rác sau khi thu gom. Đồng thời, tại các khu xử lý rác cũng phải có các bãi xử lý, chôn lấp riêng theo từng loại rác đã được phân loại để đảm bảo ý nghĩa của công tác phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình cho tới bãi chôn lấp.

- Sở y tế cần ra văn bản quy định phân loại chất thải rắn y tế một cách thống nhất, như túi màu nào sẽ đựng loại chất thải nào. Đồng thời quy định chất thải rắn y tế trên địa bàn quận phải được tập kết hằng ngày tại bệnh viện Đa khoa quận Hà Đông hoặc bệnh viện Quân y 103 để đốt và xử chôn lấp hợp vệ sinh tại khuôn viên bệnh viện.

- Cần đưa ra quy định mới về nộp lệ phí thu gom rác thải trên địa bàn quận, trong đó phải xác định rõ khung giá cho phí vệ sinh và khung giá cho các hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, bổ sung chặt chẽ hơn phí thu gom rác theo từng loại chất thải và theo từng đối tượng để mọi người chấp hành nộp lệ phí đầy đủ. Ở Mỹ, mức phí này được áp dụng một cách linh hoạt. Họ phân loại phí theo các đối tượng khác nhau, vị trí thu gom hay khối lượng rác thu gom…

Tuy nhiên, việc áp dụng mức phí này không phải ở tất cả các quóc gia, các khu vực đều như nhau. Giả xử như ở Hà Đông phân loại mức phí theo

từng đối tượng khác nhau: cùng lượng rác thải như nhau, người có thu nhập thấp có mức phí thấp hơn người có thu nhập cao, hay người già yếu có mức phí thấp hơn người khỏe mạnh… Điều này không tránh khỏi suy nghĩ của người dân về sự không công bằng. Do vậy, giải pháp cần thực hiện trước đó là thu phí theo từng loại chất thải và khối lượng chất thải. Cụ thể:

+ Thu gom tại nhà có mức phí cao hơn so với thu gom tại các bãi rác quy định.

+ Đặt ra mức phí cơ bản cho sản lượng chất thải thải ra, sau đó quy định mức phí cho lượng rác thải vượt quá hoặc ít hơn.

+ Các loại rác có thể tái chế mức phí sẽ thấp hơn, rác cồng kềnh có mức phí cao hơn…

Việc này không những góp phần nâng cao ý thức người dân mà còn giảm chi phí vận chuyển, giảm lượng rác phải thu gom, tăng lượng rác tái chế.

- UBND cần cụ thể hóa các văn bản pháp luật bằng các chỉ thị quyết định thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn quận, có các văn bản hướng dẫn cơ chế hoạt động doanh nghiệp công ích để Công ty Môi trường Đô thị thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Trước mắt cần thực hiện những công việc như:

+Ban hành quy định về việc tự kê khai khối lượng phế thải sản sinh của các cơ sở, xí nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như trách nhiệm của họ trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn.

+ Quy định cụ thể trong bản hợp đồng lao động với Công ty Môi trường Đô thị về khối lượng chất thải rắn phải thu gom trong đó ghi rõ tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt và bệnh viện phải thu là bao nhiêu, vị trí thu gom ở đâu…

Việc quy định rõ tỷ lệ thu gom sẽ tránh cho Công ty chỉ thu gom những loại chất thải có giá trị hoặc ở những nơi dễ thu gom.

- Cần có chính sách, cơ chế thỏa đáng về thuế, tín dụng và sử dụng đất để huy động tiềm lực nhân dân địa bàn quận, các thành phần kinh tế, qua việc đóng góp sức người, sức của, vốn nhàn rỗi vào công tác thu gom, xử lý chất thải rắn. Việc tư nhân hóa, cổ phần hóa, tổ chức đấu thầu vệ sinh cần được triển khai để tránh độc quyền.

- Đối với công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được xếp vào ngành lao động nặng và độc hại. Cần có các chính sách hỗ trợ, phụ cấp tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông – TP. Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w