II. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại quận Hà Đông 1 Quy mô phát thải chất thải rắn tại quận
4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của quận Hà Đông
4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của quận Hà Đông Hà Đông
Nhìn vào ta thấy mô hình quản lý chất thải rắn của quận Hà Đông được tổ chức khá chặt chẽ: công ty Môi trường đảm nhiệm trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn và chịu sự quản lý chung của UBND quận Hà Đông, của Sở GTCC, sở KHCN và MT, đồng thời có sự tham gia của dân cư trên địa bàn quận vào công tác quản lý.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng, UBND quận Hà Đông đã “quyết định” số 4683/2005/QĐ-CP và việc ban hành “quy chế quản lý môi trường tại quận Hà Đông” và các gia đình trên địa bàn quận đều được cung cấp 1 cuốn tài liệu về quy chế này.
Hiện nay, quận đã phân cấp quản lý môi trường tới từng khu phố. Trên địa bàn quận đã hình thành những mô hình tự quản về bảo vệ môi trường tương đối tốt, như những đoạn đường phụ nữ tự quản. Tại các khu phố, ngõ xóm thì tổ trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý như nhắc nhở mọi người đổ rác đúng nơi quy định, thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
UBND quận cũng thường xuyên tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như công tác dọn dẹp đường phố vào những ngãy lễ, hay mở các cuộc thi tìm hiểu về môi trường nhắm tăng sự hiểu biết, nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường cho dân cư trên địa bàn quận.
Công tác thanh tra kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường được diễn ra thường xuyên không chỉ trong các doanh nghiệp sản xuất, mà còn diễn ra trên địa bàn toàn quận.
Tuy nhiên, hiện nay lượng rác thu gom trên địa bàn quận mới đạt khoảng 65-75%. Có thể thấy còn nhiều bất cập trong vấn đề quản lý. Trước tiên có thể nói tới việc cụ thể hóa văn bản pháp luật nhà nước thành những quyết định, quy chế là gần như không có. Ngoài “quy chế bảo vệ môi trường” chung mà quận đưa ra thì không có bất kỳ một quyết định nào khác nhằm cụ thể hóa công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận. Hơn nữa, trong quy chế đưa ra còn có nhiều vấn đề rất chung. Ví dụ như:
- Quy chế có đề cập tới sự hợp tác giữa các ban ngành trong việc tuyên truyền, giáo dục, giải quyết các vấn đề môi trường và các chính sách môi trường nhưng chỉ được nhắc qua, chưa trở thành một chương lớn trong quy chế và ngay cả trong các văn bản pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường cũng vậy.
- Trong quy chế nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư, song chưa chỉ ra được các biện pháp cụ thể để huy động sự tham gia của người dân, cũng như chưa có cở sở pháp lý để người dân có thể tham gia trực tiếp vào các quyết định môi trường liên quan trực tiếp tới đời sống của họ…. Mục tiêu quản lý chất thải rắn mà quận đưa ra là rất chung theo mục tiêu chung của nhà nước.
Căn cứ vào thực tế phát sinh, thu gom rác thải của quận ta có bảng sau:
Bảng 5: Khối lượng rác thải phát sinh và thu gom trên địa bàn quận HàĐông năm 2009 Chỉ tiêu CTR sinh hoạt (tấn) CTR công nghiệp (tấn) CTR y tế (tấn) Tổng (%) Khối lượng CTR phát sinh (tấn) 99.26 6.24 0.95 - 1 100
Mục tiêu thu gom
Khối lượng CTR
thu gom (tấn) 69.41 ? ? 65-75
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)
Mục tiêu trước mắt đưa ra là thu gom được 80-90% lượng chất thải rắn mà không có mục tiêu cụ thể số lượng chất thải rắn công nghiệp, y tế, sinh hoạt phải thu gom là bao nhiêu phần trăm. Hơn nữa, với mục tiêu đưa ra là một con số chung như vậy, khi ký kết hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị, vì lợi ích kinh tế, công ty sẽ chỉ thu gom ở những khu vực dễ tiếp cận, hay trên các trục đường chính, sao cho đạt đủ khối lượng mà UBND quận đưa ra. Trên thực tế nhiều ngõ xóm nhỏ hẹp rác thải sinh hoạt không được thu gom, gây ô nhiễm môi trường.
Ngân sách dành cho công tác quản lý chất thải rắn chưa được phân bổ hợp lý. Thay vì chi trả cho công ty môi trường cả một khoản tiền cho việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn để đạt mục tiêu đã đề ra, UBND quận Hà Đông cần có quy định cụ thể chi phí thu gom cho từng khu vực, như những khu phố nhỏ hẹp, chi phí cho việc thu gom cao hơn nhưng khu vực xe dễ vào hay trên các trục đường chính. Như vậy sẽ khuyến khích Công ty Môi trường thu gom cả ở những nơi khó thu gom. UBND quận gần như khoán trắng cho công ty môi trường Đô thị bằng nguồn ngân sách cho việc thu gom chất thải rắn nhằm đạt mục tiêu đề ra mà không cần biết họ sẽ thu ở những khu vực nào. Trên thực tế, công ty Môi trường Đô thị phục vụ chủ yếu các phường nội thị, còn khu vực ngoại thị như phường Phú Lương, Phú Lãm, Yên nghĩa, Đồng Mai, Dương Nội… chưa được quận quan tâm nhiều tới vấn đề phục vụ vệ sinh môi trường. Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông cũng đã giao trách nhiệm cho một số đội vệ sinh môi trường tới thu gom rác thải ở khu vực ngoại thị, tuy nhiên số lượng thu gom không nhiều. Hầu hết công tác vệ sinh môi trường tại đây chỉ là thu gom, vận chuyển một cách đơn thuần do đội vệ sinh môi trường phường đảm nhận, sau đó đổ vào hố có sẵn như ao, hồ… mà không qua xử lý.
Hiện nay trên địa bàn quận chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thu gom chất thải rắn. Điều này dẫn đến sự độc quyền của Công ty Môi trường Đô thị nhà nước. Đây cũng là vấn đề mà nhiều quận cần phải xem xét. UBND quận nên có các chính sách cung như các ưu đãi khuyến khích đông đảo các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Nhà nước cần khuyến khích thành lập các công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Phần lớn thời gian thu gom, vận chuyển của công ty môi trường vào ban ngày là lúc giao thông trên đường phố khá cao nên khả năng gây ảnh hưởng tới giao thông là không nhỏ. Về lây dài, chỉ nên thu gom chất thải vào buổi sáng sớm và ban đêm, vì ngoài việc giảm thiểu ách tắc giao thông còn đảm bảo mỹ quan cho quận.
Trong quy chế bảo vệ môi trường mà quận đưa ra, yêu cầu cộng đồng dân cư trên địa bàn quận cần phân loại rác thải ngay tại nguồn. Ở các doanh nghiệp sản xuất hay các bệnh viện lớn, các rác thải nguy hại đã được phân loại tuân thủ đúng quy định. Tuy nhiên, việc phân loại tại các cơ sở y tế, xí nghiệp sản xuất nhỏ hay việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn hầu hết chưa được thực hiện. Một phần là do công tác quản lý chưa nghiêm ngặt. Tại các nơi bỏ rác công cộng, có phân loại thùng cho rác sinh hoạt, nhưng khi vận chuyển lên xe chuyên chở, tất cả rác lại được đổ chung một chỗ. Như vậy việc phân loại tại nguồn không còn ý nghĩa. Một phần cũng do người dân còn thiếu ý thức trong công tác bảo vệ môi trường. UBND quận cần có những quy chế cụ thể và có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức cho công đồng dân cư nhằm gắn trách nhiệm giữa người phát sinh chất thải với công tác quản lý chất thải rắn, nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong mô hình quản lý chất thải rắn của quận.
Tổng quan có thể thấy việc vận hành mô hình quản lý của quận còn gặp nhiều khó khăn. Một phần khung thể chế, pháp lý chưa hoàn thiện gây khó khăn cho việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật để đưa vào thực hiện. Nguồn ngân sách cho phục vụ môi trường còn hạn hẹp, hơn nữa công tác
quản lý lại yếu kém gây lãng phí nguồn ngân sách. Thêm vào đó là nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn còn thiếu, không đảm bảo thu gom hết lượng rác thải phát sinh, gây ô nhiểm môi trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa tăng , lượng rác thải cũng tăng lên, theo đó là tính chất nguy hại của các loại rác thải cung tăng đặt ra thách thức cho các nhà quản lý. Việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn là hết sức cần thiết. Vì vậy tất cả các bên có liên quan đều cần tự nâng cao ý thức của chính mình, cùng tham gia đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG TP. HÀ NỘI CHẤT THẢI RẮN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG TP. HÀ NỘI